top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảthaohtle

Xoa Dịu Cảm Xúc Của Trẻ, Đừng Chỉ Dùng Điện Thoại - Đây Là Lời Khuyên Từ 7 Chuyên Gia

When my son was 6 years old, he kept a comfort box under his bed. He filled it with all sorts of treasures to help him work through his feelings—a tiny blanket, a ball, even a sequined bottle with yellow-tinted water. The strangest things can be calming!


To find methods to soothe your little one that you haven’t tried, we asked different kinds of health pros for their most under-the-radar strategies. Why not give their ideas a whirl?


Khi con trai của tôi 6 tuổi, cậu bé bắt đầu thói quen đặt nhiều vật dụng vào một "chiếc hộp êm ái" dưới gầm giường. Trong hộp là ti tỉ thứ: một cái mền bé xíu, một trái banh, hay thậm chí là một lọ kim tuyến màu vàng pha với nước. Những vật dụng kì quặc trên đều với mục đích, làm dịu đi cảm xúc hiện có ở cậu bé.


Từ đó, chúng tôi bắt đầu để tâm tìm hiểu về các cách thức khác nhau nhằm xoa dịu một đứa trẻ. Các cách thức sau đến từ lời khuyên của những chuyên gia sức khỏe. Hãy cùng xem và áp dụng nếu bạn chưa thử nhé.




The Behavioral Scientist Says: Be a Mirror

Here’s a technique to keep a little uneasiness from escalating into a full-blown fit. “When your child shares a frustration, paraphrase it back to her,” says Robin Gurwitch, Ph.D., a professor in psychiatry and behavioral sciences at Duke University School of Medicine. Suppose she yells, “The math teacher gave us so much homework!” Instead of saying, “Uh-huh” or “Really,” respond with, “Lots of math tonight!” Follow up with a confidence booster, such as, “You’re really good at solving your math problems. And I like the way you try when the problems get a bit hard. I’ll be here to help if you get stuck.” This strategy shows you’ve acknowledged her frustrations, so she won’t have to become even more upset or angry to get your attention, says Dr. Gurwitch.


LỜI KHUYÊN TỪ NHÀ KHOA HỌC HÀNH VI: HÃY NHƯ MỘT TẤM GƯƠNG PHẢN CHIẾU CẢM XÚC VÀ ĐỒNG CẢM VỚI CON.

Robin Gurwitch - Tiến sĩ, giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Trường Y thuộc Đại học Duke cung cấp một kỹ thuật giúp cho trạng thái khó chịu của trẻ không diễn tiến thành cơn giận dữ. Bằng cách này, khi con bạn đang thể hiện sự thất vọng, hãy đồng cảm với con và cho con hiểu cảm giác đó là gì. Giả dụ như, khi con bạn hét toáng lên khi giáo viên Toán vì cho quá nhiều bài tập về nhà, thay vì nói "uh-huh" hay thể hiện thái độ thờ ơ, bạn hãy đồng cảm bằng việc nói với con rằng: "Có quá nhiều bài tập toán tối nay đúng không con?". Sau đó, bằng thái độ tự tin, hãy nói cho con bạn biết: "Mẹ biết rằng con rất giỏi giải quyết vấn đề mà. Mẹ đánh giá cao việc con xử lý tình huống. Mẹ sẽ ở bên cạnh con để cùng tháo gỡ khó khăn nhé". Chiến lược này thể hiện sự quan tâm với con. Đứa trẻ nhờ vậy sẽ cảm thấy được an ủi, đồng cảm, và không trở nên giận dữ hoặc thất vọng nhiều hơn.


The Mom Blogger Says: Play a Brain Game

The next time your child is sobbing so hard that you don’t even think he can hear what you’re saying, catch his attention by doing something unexpected, suggests Amanda Rueter, a former mental-health counselor who blogs at MessyMotherhood.com. “Turn off the lights, jump up and down, or whisper,” she says. Now that he’s listening, ask him to name five things that are blue or three things he can touch right now. “It’ll help him shift from using the emotional part of his brain to the logical area, and he’ll start to calm down,” Rueter explains.



LỜI KHUYÊN TỪ MỘT BLOGGER: HÃY CHƠI MỘT TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ

Trong một tình huống, khi con bạn đang khóc nức nở, đến mức bạn nghĩ rằng, đứa trẻ sẽ không nghe những gì bạn muốn nói, thì hãy áp dụng cách thức gây sự chú ý của trẻ bằng những hành động bất ngờ. Amanda Rueter, một cựu cố vấn sức khỏe tâm thần và là một blogger tại MessyMotherhood.com gợi ý rằng: "Hãy tắt đèn, nhảy lên nhảy xuống hoặc thầm thì to nhỏ". Khi đứa trẻ đã lắng nghe, hãy hỏi con kể tên 5 món đồ vật màu xanh hoặc ba đồ vật con có thể chạm ngay bây giờ. "Việc này giúp đứa trẻ chuyển từ phần xúc cảm của não bộ sang phần tư duy, và nhờ vậy, đứa trẻ trở nên bình tĩnh hơn".


The Yoga Instructor Says: Send Positive Vibes

When you notice your baby’s lip start to quiver, chanting “om” can help head off the tears, says Shakta Khalsa, founder of Radiant Child Yoga. Do it as you make eye contact and rock him back and forth. Alternatively, you can hold his hands and make gentle circles with his arms. The strategy works for older kids when you teach them to chant with you. Chanting is based on the idea that every sound we make carries a vibration affecting a particular area of the body, and “om” resonates in the heart, evoking peaceful feelings, says Khalsa. Scans have shown that the chant also causes areas of the brain associated with emotion to become less active.


LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA HUẤN LUYỆN YOGA: HÃY GỬI NHỮNG TÍN HIỆU TÍCH CỰC

Shakta Khalsa, người sáng lập Radiant Child Yoga, cho biết khi bạn nhận thấy môi con mình bắt đầu run rẩy, hãy nói "om" để trấn tĩnh con bạn và giúp đứa trẻ không rơi nước mắt. Hãy thực hiện đồng thời lời nói với giao tiếp bằng mắt và cử chỉ lắc lư con nhẹ nhàng. Hoặc, bạn có thể nắm và vòng tay ôm con. Cách làm này đặc biệt hiệu quả với những đứa trẻ lớn hơn, khi bạn muốn con cùng thực hiện hành động đọc to tiếng "Om" chung với mình. Mỗi âm thanh phát ra đều tạo nên rung động ảnh hướng đến một bộ phận nhất định của đứa trẻ. Tiếng "Om" sẽ vang lên trong tim, kích hoạt cảm xúc yên bình. Các kết quả khoa học cũng cho thấy, nhịp điệu sẽ ảnh hưởng đến vùng não liên quan, giúp việc điều tiết cảm xúc nhẹ nhàng hơn.


The Therapist Says: Give Her a New Way to Hug

Hugs from Mom and Dad are the best. But if your child starts feeling sad or anxious when you’re not with her—whether she’s at preschool or it’s the middle of the night—she might be able to self-soothe with a “butterfly” hug, says Sonja Kromroy, a licensed therapist specializing in anxiety and trauma at Wild Tree Wellness, in St. Paul. Ask your child to pretend she’s blowing out candles several times. Then have her cross her arms in front of her chest as if she’s giving herself a hug, with her fingertips resting just under her collarbones and pointing up toward her neck. Help her interlock her thumbs to make the body of the butterfly. Then have her close her eyes and flutter her fingers—slowly tapping, alternating right to left six to eight times—while taking slow breaths. She can repeat the process until she feels better. “The slow right-left stimulation helps strengthen networks in the brain that reduce emotional distress,” explains Kromroy. While the technique originated more than 30 years ago, this newer variation has been used to calm children who were traumatized by a hurricane.


LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA TRỊ LIỆU: TRAO CHO TRẺ MỘT CÁI ÔM

Những cái ôm từ cha mẹ luôn là liệu pháp tuyệt vời nhất. Theo Sonja Kromroy, một chuyên gia trị liệu chuyên về lo âu và chấn thương tại Wild Tree Wellness, St. Paul nhấn mạnh rằng: "Những lúc con không ở với bạn hay những lúc con đang ở trường hoặc ngủ riêng vào giữa đêm, một cái "ôm theo kiểu con bướm" là cần thiết để xoa dịu nỗi buồn hoặc lo lắng". Cho con bạn tưởng tượng rằng con đang thổi nến, khoanh tay trước ngực, các đầu ngón tay đặt ngay dưới xương đòn và hướng lên cổ. Sau đó bạn hãy giúp con đan hai ngón tay cái vào nhau, sao cho toàn bộ hai bàn tay như một con bướm. Sau đó, bảo con nhắm mắt lại, gõ nhẹ các ngón tay, luân phiên từ phải sang trái trong sáu đến tám lần — trong khi vẫn duy trì việc hít thở chậm. Trẻ có thể thực hiện động tác này thêm một lần nữa cho đến khi cảm thấy thoải mái hơn. Theo Kromroy, "việc kích thích từ phải sang trái theo nhịp điệu một cách chậm rãi sẽ giúp cân bằng mạng lưới não bộ, và giảm đi tình trạng căng thẳng". Liệu pháp này mặc dù đã có mặt trên 30 năm, nhưng hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ứng dụng cho những trẻ bị thương tổn hoặc sang chấn do bão lũ, thiên tai.


The Yoga Instructor Also Says: Breathe With the Belly

When you see that your child is frustrated, you might tell her to take a deep breath. But does she really know what that means? Teach her one of the methods for “belly breathing” and you can remind her to do it when she’s feeling emotional—and, hopefully, it’ll become second nature. If you have a toddler, hold up one finger and ask her to imagine that she’s taking a deep breath and blowing bubbles. When she’s a little older, tell her to pretend her belly is a balloon and she needs to breathe through her nose to fill it with air. You’ll know she’s doing it right if you can see her belly expand. If this doesn’t work, have her raise her arms to make a big circle over her head, as if she’s the balloon, and she needs to breathe in until it’s “full.” Then she can “pop” it by clapping to let the air out.

Taking deep breaths triggers the parasympathetic nervous system, which induces calm. “When your child exhales, she’s releasing carbon dioxide, and emotionally can let go of whatever is upsetting her too,” Khalsa says.


LỜI KHUYÊN TỪ HUẤN LUYỆN VIÊN YOGA: THỞ SÂU BẰNG BỤNG

Bạn luôn được khuyên rằng, khi con bạn bực bội, hãy giúp trẻ lấy lại bình tĩnh bằng việc hít thở sâu. Nhưng bạn có chắc, con sẽ hiểu ý nghĩa của việc hít thở đó là gì không? Cách đơn giản nhất chính là trực quan hóa, giúp con bạn dễ hình dung việc thở này chính là thở bằng bụng, và nhắc nhở con thực hành thường xuyên mỗi khi con bực bội hoăc khó chịu. Nếu con bạn còn nhỏ, hãy giơ một ngón tay lên và tưởng tượng rằng con đang hít hơi sâu để thổi một quả bong bóng. Nếu con lớn hơn, cho con hình dung bụng con chính là quả bong bóng đó và việc hít thở sâu là để cho bong bóng được căng tròn. Nếu bụng đứa trẻ căng tròn, chứng tỏ rằng con đã làm đúng. Nếu chỉ dẫn trên không hiệu quả, hãy giơ cả hai tay con lên trên cao, và hình dung rằng cả cơ thể con đang là một quả bong bóng. Việc cần làm là con phải hít thật sâu vào, và thở mạnh kèm theo vỗ tay một cái, giống như khi bong bóng xả hơi.


Việc hít thở sâu giúp kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, khiến cho trẻ trở nên bình tĩnh hơn. Theo Thalsa: "Khi con bạn thở ra, con bạn đang giải phóng carbon dioxide và về mặt cảm xúc, con bạn cũng có thể loại bỏ bất cứ điều gì khiến con khó chịu".


The Acupuncturist Says: Press Your Baby's Calm Spot

If he’s still fussy after you pick him up, soothe him with an acupressure technique used in the neonatal intensive-care unit and emergency department, suggests Alyssa Johnson, who has treated patients at Primary Children’s Hospital, in Salt Lake City. Follow the curve around the top of your baby’s ear with your finger until you feel an indention. Then gently rub that spot (a pressure point) in small, circular motions for five to ten seconds. Next, go to the inner crease of his elbow and slide your finger to the edge closest to his body. Gently rub that pressure point for ten to 15 seconds. Alternate between ear and elbow on both sides until he settles down. Johnson notes that this is thought to clear blockages in “energy channels” and release feel-good endorphins.


LỜI KHUYÊN TỪ BÁC SỸ CHÂM CỨU: NHẤN VÀO HUYỆT GIÚP TRẺ BÌNH TĨNH

Theo gợi ý của Alyssa Johnson - chuyên gia làm việc trong khoa cấp cứu và chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng, Thành phố Salt Lake, nếu trẻ vẫn quấy khóc sau khi bạn đã đón trẻ, hãy xoa dịu trẻ bằng kỹ thuật bấm huyệt như sau: dùng ngón tay vuốt theo đường cong xung quanh đỉnh tai của trẻ cho đến khi bạn cảm nhận được sự chú ý từ trẻ. Sau đó, nhẹ nhàng xoa theo đường tròn tại điểm đó trong vòng 5 đến 10 giây. Tiếp theo, gấp hai khuỷu tay của trẻ vào và trượt ngón tay của bạn vào phần rìa gần nhất của cơ thể trẻ. Tiếp tục xoa dịu nhẹ nhàng trong vòng 10-15 phút. Luân phiên giữa tai và khuỷu tay ở cả hai bên cho đến khi trẻ bình tĩnh. Ông Johnson nhấn mạnh việc này giúp giải phỏng các "nguồn năng lượng" bị tắc nghẽn, đặc biệt là chất endorphins có tác dụng làm trẻ thoải mái, dễ chịu hơn.



The Psychologist Says: Cool Her Off

A gentle splash of water may help your baby or toddler keep her cool, says Ilana Luft, Ph.D., a clinical psychologist at St. Louis Children’s Hospital. Dr. Luft suggests applying a cold, wet washcloth or dipping your fingers in cold water and gently touching her face. Cooling her body’s temp a bit can slow down her heart rate and help calm her breathing.


LỜI KHUYÊN TỪ NHÀ TÂM LÝ HỌC: LÀM MÁT TRẺ BẰNG NƯỚC

Theo Ilana Luft, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng tại Bệnh viện Nhi St. Louis, một tia nước nhẹ nhàng có thể giúp em bé hoặc trẻ mới biết đi của bạn giữ bình tĩnh. Tiến sĩ Luft khuyên bạn nên đắp một chiếc khăn ướt hoặc nhúng ngón tay của bạn vào nước lạnh và nhẹ nhàng chạm vào mặt của trẻ. Cách thức này giúp nhiệt độ cơ thể trẻ dịu lại, làm chậm nhịp tim và giúp trẻ điều hòa hơi thở hơn.


----------------------

Thông Tin Về Bài Đăng: 7 Ways to Calm Down Kids Without Using a Screen - By Betsy Stephens

Đội ngũ sản xuất: Người dịch: Thanh Thảo; Người biên tập: Phạm Đại Bàng

Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tại www.compassion.vn/crowdsourcing Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.

16 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page