top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảXuân Phạm Văn

Trợ giúp người gặp ngược đãi

Đã cập nhật: 22 thg 7, 2019

Thông tin từ Compassion.vn:

Compassion.vn đăng tải chuỗi bài về Abuse

Bài 1: Abuse (Ngược đãi - Bạo hành - Lạm dụng) Là Gì? Tác Động Tâm Lý & Nguồn Gốc Của Abuse (xem bài viết tại đây)

Bài 2: Trợ Giúp Người Gặp Ngược Đãi (Xem bài viết tại đây)

Bài 3: Nhận Biết Và "Lên Tiếng" Khi Gặp Ngược Đãi (Xem bài viết tại đây)

Từ Abuse trong chuỗi bài này được hiểu theo nghĩa rộng là sự ngược đãi, lạm dụng hay bạo hành; tuy nhiên để thống nhất và ngắn gọn, chúng tôi sử dụng từ "ngược đãi" chung cho nghĩa tiếng Việt.


Photo by MMPR on Unsplash

Ngược đãi là vấn đề mà khó có thể giải quyết một mình được. Tuy nhiên, sự trợ giúp thì luôn sẵn có. Một chuyên gia về sức khỏe tâm thần có thể giúp một người nhìn nhận, đánh giá và thoát khỏi các tình huống bị ngược đãi. Nạn nhân bị ngược đãi có thể liên hệ với các cảm xúc tiêu cực cũng như các ký ức bị ngược đãi khi tiếp nhận trị liệu.

Trị liệu cũng dành cho những người muốn chấm dứt các hành vi ngược đãi người khác. Nhà trị liệu có thể điều trị được các vấn đề về sức khỏe tâm thần tiềm ẩn và hướng dẫn họ những cách thức lành mạnh để giải quyết đuợc những mâu thuẫn của mỗi người. Trị liệu chỉ đạt kết quả tốt nhất khi người đó thực sự cố gắng thay đổi, chứ không phải tiếp nhận điều trị chỉ vì do một ai đó ra lệnh bắt ép hoặc yêu cầu.

Các tình huống khác nhau thì cần các loại trị liệu khác nhau. Ví dụ, tư vấn cặp đôi (có thể hiểu là tư vấn cho các cặp vợ chồng hoặc những cặp đôi yêu nhau) có thể giúp cho những nạn nhân từng bị ngược đãi khi còn là trẻ em trước đây có thể gần gũi thân mật hơn với người bạn đời của họ. Một số chuyên gia cũng khuyên nên sử dụng tư vấn cặp đôi (couple counseling) đối với các trường hợp bạo lực gia đình. Ngoài ra thì đối với trẻ nhỏ thì cần các phương pháp điều trị khác so với người lớn. Vì mỗi cá nhân đều có một hoàn cảnh khác nhau và vì thế họ cũng cần một nhu cầu riêng biệt.

TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO NẠN NHÂN BỊ NGƯỢC ĐÃI

Trị liệu là một phương thức an toàn để thể hiện và xử lý các cảm xúc phức tạp và khó khăn. Với tư cách là một nhà trị liệu, họ sẽ không phán xét và đánh giá cách mà bạn phản ứng và đối mặt với việc bị ngược đãi. Một số nạn nhân trở nên căm ghét và phẫn nộ kẻ đã ngược đãi mình đến mức ám ảnh. Một số khác thì vẫn quan tâm đến đến kẻ ngược đãi và mong được gặp lại họ. Bạn có thể liên tục thay đổi trạng thái cảm xúc này. Tức giận, xấu hổ, nhẹ nhõm, mất mát … đều là những phản ứng bình thường khi gặp phải trường hợp như vậy.


Bạn có thể cảm thấy bị choáng ngợp bởi quá nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, có rất nhiều hình thức trị liệu giúp bạn quản lý được cảm xúc của mình. Kỹ thuật chánh niệm (mindfulness techniques) nhằm giúp bạn nhận thức được nguồn cơn, các yếu tố kích hoạt gây ra những cảm xúc đó cho bạn. Giải mẫn cảm nhãn cầu và tái nhận thức (Eye movement desensitization and reprocessing - EMDR) có thể giúp bạn xử lý các ký ức tổn thương, để chúng không còn ảnh hưởng nhiều đến bạn nữa. Các hoạt động dùng ngựa hỗ trợ (Equine- Assisted Therapy) cũng có thể giúp bạn học cách tin tưởng người khác trở lại.


Xây dựng lại lòng tự tôn (Self-esteem) cũng là một mục tiêu thường thấy trong việc trị liệu. Phần lớn các dạng ngược đãi đều có thể phá vỡ đi sự tự tin của một người. Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy) có thể giúp bạn xóa bỏ những kỳ vọng không thực tế của bản thân. Liệu pháp kể chuyện (Narrative Therapy) có thể giúp bạn định hình lại bản thân, thoát khỏi cái bóng “nạn nhân”. Các kỹ thuật trải nghiệm như là liệu pháp nghệ thuật cũng có thể làm tăng độ tự tin của bạn.


Liệu pháp nhóm (Group Therapy) cũng đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc giúp đỡ các nạn nhân. Sự hỗ trợ từ cộng đồng có thể giúp bạn vượt qua sự kỳ thị hay mặc cảm mà bạn phải chịu. Nói chuyện với những người có những trải nghiệm giống bạn cũng giúp bạn cảm thấy bớt bị cô lập hơn.



Photo by Sydney Sims on Unsplash
XÂY DỰNG MỘT KẾ HOẠCH AN TOÀN

Nghiên cứu chỉ ra rẳng một người gặp nguy hiểm cao nhất khi họ cố gắng thoát khỏi kẻ ngược đãi. Nếu như bạn vẫn đang ở trong một mối quan hệ ngược đãi, nhà trị liệu có thể giúp bạn tìm ra một kế hoạch an toàn để "trốn thoát".

Đường dây nóng Bạo lực Gia Đình Quốc Gia Mỹ khuyên các bạn nên chuẩn bị một kế hoạch cho trước, trong hay sau khi "thoát khỏi" sự ngược đãi hoặc có hành động chống lại kẻ ngược đãi. Một số hành động có thể giúp bạn tìm kiếm sự giúp đỡ bao gồm:


  • Thu thập chứng cứ bị ngược đãi.

  • Ghi chép lại chi tiết những lần bị ngược đãi hay bạo hành.

  • Nói cho ít nhất là 1 người khác mà bạn tin tưởng về việc bạn phải trải qua.

  • Tìm hiểu về những địa chỉ trú nạn ở địa phương và các tổ chức có liên quan.

  • Luôn chuẩn bị sẵn một túi đồ có những đồ dùng thiết yếu.

  • Thay đổi thói quen hàng ngày như là cửa hàng tạp hóa, tuyến đường đi làm hay các cuộc hẹn thường xuyên.

  • Nếu như gặp phải trường hợp nguy hiểm khẩn cấp, cần gọi ngay cho công an hoặc lực lượng chức năng gần nhất.


TRỊ LIỆU VỚI TRẺ EM BỊ NGƯỢC ĐÃI

Không có chung một cách tiếp cận nào để điều trị với trẻ em bị ngược đãi hoặc bỏ rơi cả. Tuổi của đứa trẻ, các triệu chứng về sức khỏe tâm thần, hay gia đình đều ảnh hưởng đến hình thức trị liệu được sử dụng. Bản chất và thời gian bị ngược đãi cũng ảnh hưởng đến việc điều trị. Một đứa trẻ bị lạm dụng tình dục trong một năm có thể sẽ cần sự trợ giúp khác với một thanh niên bị ngược đãi thể chất trong năm năm.


Việc trị liệu thường bắt đầu bằng những nhận định, đánh giá về hoàn cảnh của đứa trẻ. Phần lớn các nhận định đưa ra bao gồm hành vi, cách thức, quá khứ hoặc trải nghiệm ngược đãi, và các nhu cầu điều trị. Một nhà trị liệu tâm lý có thể sử dụng các công cụ lâm sàng và danh sách kiểm tra hành vi để bổ sung cho những quan sát của họ về đứa trẻ. Họ cũng có thể phỏng vấn cả cha mẹ hoặc thầy cô giáo của đứa trẻ đó.


Điều trị có thể sùng một hoặc nhiều hơn một dạng liệu pháp, bao gồm:


Liệu pháp vui chơi: Các em nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc của mình trong các cuộc nói chuyện. Chúng có thể cảm thấy dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình hơn khi cùng chơi đùa. Trị liệu bằng trò chơi có thể giúp các em xử lý sự ngược đãi mà không cảm thấy bị đe dọa.


Liệu pháp nhận thức hành vi: Loại liệu pháp này có thể giúp các em thay đổi những nguyên mẫu suy nghĩ lệch lạc. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ tự trách mình về tội loạn luân, nhà trị liệu có thể giúp đứa trẻ hiểu rằng, việc đứa trẻ bị lạm dụng không phải lỗi của chúng.


Liệu pháp nhóm: Trong liệu pháp nhóm, đứa trẻ có thể gặp những bạn bè có những trải nghiệm tương tự. Môi trường này giúp cho đứa trẻ giảm cảm giác xấu hổ, nhục nhã và cô lập. Liệu pháp nhóm cũng là một môi trường an toàn để trẻ luyện tập những kỹ năng mới và các công cụ giao tiếp mà trẻ đã được học khi tiếp nhận trị liệu riêng từng cá nhân.


Liệu pháp gia đình và liệu pháp tương tác cha mẹ - con cái: Liệu pháp này thường hữu ích trong những trường hợp người ngược đãi là thành viên trong gia đình. Liệu pháp gia đình có thể giúp những thành viên khác (không liên quan đến việc ngược đãi) sửa chữa hoặc thắt chặt lại tình cảm của cả gia đình. Liệu pháp tương tác cha mẹ - con cái thường chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa cha mẹ và người con bị ngược đãi.


Lý tưởng nhất là khi người lớn trợ giúp có thể tham gia vào quá trình điều trị. Nếu một phụ huynh (không có hành vi ngược đãi) lại đổ lỗi cho đứa trẻ, thì thái độ của học có thể gây tổn hại đến sự phục hồi của đứa trẻ. Nếu phụ huynh hết sức trợ giúp, họ có thể là một phần của quá trình điều trị của đứa trẻ. Trong trị liệu, người giám hộ có thể học cách góp sức vào quá trình phục hồi của đứa trẻ và làm giảm các triệu chứng.


Một cô bé buồn bã ôm cha của mình. Các thành viên trong gia đình dù không bị ngược đãi cũng cần được điều trị. Anh chị em khác chứng kiến việc ngược đãi cũng có thể gặp những sang chấn gián tiếp. Phụ huynh có thể làm giảm tội lỗi và lo lắng bằng sự an toàn của con họ. Đứa trẻ có thể được điều trị cùng với anh chị em của mình hoặc điều trị riêng biệt.


Nghiên cứu chỉ ra rằng những kế hoạch điều trị toàn diện thường sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Một kế hoạch điều trị nên xử lý không chỉ vấn đề sức khỏe tâm thần của đứa trẻ mà cả các nhu cầu y tế và pháp lý của chúng. Yếu tố giáo dục cũng rất quan trọng, để giúp cho đứa trẻ có thể thể hiện thành tích học tập của mình mà không bị ảnh hưởng bởi nỗi đau.


Một nhà trị liệu tâm lý giống như một “người trình báo được ủy quyền”. Chức danh này có nghĩa là một nhà trị liệu tâm lý có trách nhiệm giữ an toàn cho đứa trẻ một cách tốt nhất trong khả năng của họ. Nếu một nhà trị liệu có lý do để tin rằng một đứa trẻ đang bị ngược đãi, thì luật ủy quyền trình báo được đặt lên trên các luật bảo mật riêng tư. Nhà trị liệu cần phải thông báo đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để bảo vệ cho đứa trẻ.



Photo by Sydney Sims on Unsplash
ĐIỀU TRỊ ĐỐI VỚI NHỮNG KẺ NGƯỢC ĐÃI

Chương trình điều trị với những kẻ ngược đãi thường cho ra nhiều kết quả khác nhau. Một số chương trình thì thành công, trong khi một số khác lại dường như không có hiệu quả. Các chuyên gia thì bất đồng ý kiến về việc kết quả khác nhau là do sự khác biệt trong phương pháp điều trị hay cam kết thay đổi của kẻ ngược đãi.


Một số kẻ ngược đãi tham gia chỉ vì có lệnh yêu cầu của tòa án. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người tiếp nhận điều trị theo yêu cầu của tòa dễ có xu hướng bạo hành trở lại giống như những người đã bị bắt và không được điều trị. Một số thì tạm thời có những biểu hiện tốt do sợ bị bắt hơn là vì hối hận về việc mà họ đã gây ra.


Những người thực sự muốn thay đổi thì có khả năng thoát khỏi được việc ngược đãi. Đường dây nóng Bạo lực Gia Đình Quốc Gia Mỹ cung cấp các biểu hiện của người sẽ thay đổi lâu dài như sau:


  • Thừa nhận hành động trong quá khứ của họ và hậu quả của nó.

  • Đồng ý chịu trách nhiệm với hành vi ngược đãi và nhận thức được ngược đãi là sự lựa chọn.

  • Nhận diện các khuôn mẫu và thái độ dẫn đến hành vi ngược đãi.

  • Thay đổi phản ứng của một người đối với sự tức giận hay xung đột và những hành động thực hiện trong khoảnh khắc đó.

  • Hiểu rằng quá trình thay đổi cần diễn ra trong một khoảng thời gian dài và không bỏ cuộc giữa chừng.


Một nhà trị liệu tâm lý có thể hướng dẫn bệnh nhân của mình các kỹ năng cần thiết cho mỗi bước trên. Trị liệu cũng có thể xử lý đồng thời cả các vấn đề như phân biệt giới tính, tức giận hay các vấn đề kiểm soát. Lạm dụng các chất kích thích là vấn đề thường thấy ở những người bạo lực với người bạn đời của mình.


Một người có thể tham gia vào chương trình can thiệp về ngược đãi cùng với một nhà trị liệu tâm lý. Chương trình can thiệp về ngược đãi thường nhắm đến những thủ phạm gây ra bạo lực gia đình. Họ thường nhấn mạnh đến trách nhiệm của kẻ ngược đãi. Mô hình Duluth là một loại chương trình can thiệp về ngược đãi phổ biến. Chương trình này phối hợp với các nguồn lực cộng đồng như thực thi luật pháp và bênh vực các nạn nhân để duy trì kết quả tích cực sau khi chương trình đã kết thúc.


Thừa nhận rằng mình đã làm gây hại cho một người khác là rất khỏ. Tuy nhiên, việc thừa nhận là mình đã ngược đãi người khác là bước cần thiết đầu tiên để thay đổi hành vi đó. Cùng với việc điều trị và cam kết thay đổi, một người có thể học cách dừng các hành vi ngược đãi người khác.


LUẬT PHÁP TRỢ GIÚP CHO NGƯỜI BỊ NGƯỢC ĐÃI

Tìm kiếm những hành động pháp lý để trợ giúp cho nạn nhân bị ngược đãi là sự trợ giúp vô cùng to lớn. Điều này cũng giúp đảm bảo được sự an toàn và trấn an cho nạn nhân.


Nếu như bạn đang phải chịu sự ngược đãi một cách mạnh mẽ và/hoặc có lý do lo sợ bị ngược đãi bởi một người nào đó, có lẽ bạn sẽ muốn làm một đơn yêu cầu được bảo vệ. Đơn yêu cầu này có giá trị pháp lý để bảo vệ bạn và gia đình khỏi những người nguy hiểm. Nó cũng giúp bạn chống lại mọi sự quấy rối bằng cách nghiêm cấm và ngăn chặn mọi cách thức giao tiếp. Toà án, các nơi cư trú cho phụ nữ, đồn công an, hay các tổ chức tình nguyện khác, là nơi có thể cung cấp cho bạn những mẫu đơn yêu cầu này.


Sau khi bị ngược đãi, chỉ có một khoảng thời gian giới hạn nhất định để nạn nhân khởi kiện hoặc buộc tội người đó. Đây gọi là điều lệ thời hiệu, nó xác định các yếu tố để quyết định xem có cần đòi lại công bằng cho vụ việc ngược đãi hay không. Hãy liên hệ với luật sư để có thể chắn chắn hành động trong khoảng thời gian cho phép (thời hạn này có thể khác nhau tuỳ theo từng khu vực).


Một cặp vợ chồng già làm việc với luật sư của họ. Sau khi liên lạc với luật sự, bạn có thể xác định hướng hành động của mình. Bạn có thể chọn khởi kiện kẻ đã ngược đãi bạn và tính toán sẵn các thiệt hại. Các thiệt hại có thể được bồi thường tài chính bằng với các chi phí liên quan đến việc ngược đãi. Chúng có thể là các hoá đơn thanh toán viện phí, là tiền lương hoặc sự nghiệp bị tổn hại. Các thiệt hại này cũng có thể là nỗi đau về mặt tâm lý và cảm xúc.


Việc có trong tay các bằng chứng về sự ngược đãi sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong các trường hợp như thế này. Những bằng chứng ấy có thể là hồ sơ của bác sĩ, những tin nhắn đe doạ, hoặc bức ảnh về những chấn thương của bạn. Nếu bạn có thể tin tưởng một người nào đó biết về việc ngược đãi này, họ có thể là người làm chứng cho bạn trước toà.


Luật pháp và hậu quả của việc ngược đãi có thể khác nhau giữa các tiểu bang hay giữa các quốc gia. Một tính chất có thể được xem là ngược đãi ở vùng này có thể không được tính là vi phạm pháp luật ở nơi khác. Bằng chứng cần thiết để buộc tội ai đó ngược đãi cũng có thể thay đổi tuỳ theo thẩm quyền. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sự trợ giúp cho các nạn nhân bị ngược đãi ở Mĩ từ Hiệp hội Phòng chống Tội phạm Quốc Gia Mỹ.


Nếu bạn đang ở Mỹ, nhưng lại không phải công dân Mỹ, bạn có thể được bảo vệ bởi Đạo luật Chống Bạo hành phụ nữ hoặc VAWA. Luật này áp dụng đối với những phụ nữ nhập cư, đã cưới một công dân Mỹ hoặc thường trú một cách hợp pháp. Nếu những phụ nữ này gặp phải bạo lực gia đình, họ có thể tự kiến nghị về tình trạng pháp lý (Thẻ Xanh). Những người nói tiếng Tây Ban Nha có thể tìm hiểu thêm thông tin từ Casa De Esperanze, một tổ chức giúp đỡ và hỗ trợ cho các nạn nhân ngược đãi gốc Latinh.


Đừng để vấn đề về tài chính ngăn cản bạn được an toàn và tìm kiếm công lý. Có một số luật sư đồng ý nhận các vụ án về ngược đãi và bạo hành mà không tính phí. Một số thì chỉ cần phí dự phòng thôi, có nghĩa là họ sẽ đồng ý được trả tiền nếu như họ thắng kiện. Phí dự phòng này thường được lấy từ các khoản bồi thường thiệt hại. Trong một số trường hợp, thẩm phán có thể ra lệnh cho thủ phạm chi trả phí luật sư cho nạn nhân.


Việc có những hành động pháp lý đối với kẻ ngược đãi có thể khiến bản thân những người trong cuộc cảm thấy mệt mỏi, tốn thời gian và nhiều khi còn là gánh nặng. Trong một số trường hợp, việc kiện tụng có khả năng gây thêm tổn thương cho nạn nhân, đặc biệt là với những đứa trẻ. Tuy nhiên, những gì mà công lý, sự an toàn và bình yên đem lại sẽ khiến cho vụ án khó khăn nhất cũng cảm thấy xứng đáng, và rồi sức khoẻ tinh thần của họ cũng sẽ được khôi phục lại.





TRƯỜNG HỢP TRỊ LIỆU CHO NẠN NHÂN BỊ NGƯỢC ĐÃI

Hồi phục sau lạm dụng tình dục: Milika (45 tuổi), tìm kiếm một phương pháp trị liệu bởi vì cô đang trong một mối quan hệ thân mật sau hơn 20 năm tránh các tiếp xúc gần gũi. Khi Milika còn là thiếu nữ, đã bị một người đàn ông họ hàng lạm dụng tình dục. Kể từ lúc ấy, cô cảm thấy bồn chồn lo lắng và tức giận mỗi khi có người đàn ông nào thể hiện sự ham muốn đối với cô. Gần đây, cô gặp được một người đàn ông có vẻ phù hợp và đem lại cho cô cảm giác an toàn, nhưng cô lại không tin vào những đánh giá của mình. Cô bị kích động, và gần như hoảng loạn, mỗi khi anh ấy có ý định thân mật với cô. Khi trị liệu, Milika học được các kỹ năng thư giãn và tìm các cách để giữ an toàn cảm xúc. Nhận thức được những lo lắng và bất an đấy giúp cho cô có thế vượt qua và bước tiếp trong mối quan hệ này mỗi khi xuất hiện các yếu tố kích động. Cuối cùng, Milika đã có thể dần dần học được cách tin tưởng, không chỉ với người bạn đời của mình, mà cả với những người xung quanh nữa.


Ngược đãi trong mối quan hệ tình cảm lãng mạn: Julie (32 tuổi), đã bị ngược đãi lặp đi lặp lại ở một vài các mối quan hệ tình cảm lãng mạn với nhiều phụ nữ trong suốt 1 thập kỷ qua. Cô nhận thấy được khuôn mẫu của những mối quan hệ này nhưng lại vẫn cứ tiếp tục tha thứ cho các hành vi ngược đãi của đối phương. Cô thường tự đổ lỗi cho bản thân vì hành động của họ. Trị liệu giúp Julie nhận ra rằng những người đã ngược đãi cô, có những đặc điểm giống như mẹ cô vậy. Sự nhận thức này giúp Julie tạo dựng được các ranh giới cho mình. Với sự trợ giúp của nhà trị liệu, Julie đã có thể chấp nhận được các nhu cầu của cô là hoàn toàn hợp pháp. Cô bắt đầu bảo vệ bản thân với những đối tác của mình.


Bạo hành thể chất khi còn bé: Devon (12 tuổi), đã nhiều lần bị đánh đập bởi bố mẹ. Cậu bé bị lẫn lộn trong việc xác định thế nào là quan tâm và có ít khả năng để xây dựng sự gắn kết lành mạnh với người lớn. Devon thường gây gổ ở trường và bắt nạt những đứa trẻ khác. Người chăm sóc hiện tại muốn nhận nuôi cậu ấy, nhưng chỉ khi mà họ tìm được cách quản lý được hành vi của cậu bé và khiến cậu bé tin tưởng họ. Liệu pháp hệ thống gia đình bắt đầu từ việc điều chỉnh thay đổi sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình. Devon được nhận nuôi và quá trình đó tiếp tục được diễn ra. Tuy nhiên, phải mất đến 2 năm căng thẳng và nhiều buổi trị liệu khó khăn thì cậu bé mới có thể cảm thấy an toàn.


CHIA SẺ CÂU CHUYỆN CỦA BẠN

Bạn có phải là nạn nhân của ngược đãi? Bạn có muốn chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người? Hãy suy nghĩ đến việc gửi cho chúng mình câu chuyện chữa lành những tổn thương sau ngược đãi của bạn nhé. Câu chuyện sẽ tập trung vào trải nghiệm và hành trình của bạn. Những câu chuyện được chọn lọc sẽ được đăng lên - hoặc gửi đến nguồn hỗ trợ tin cậy.


Nguồn tham khảo bài viết gốc:

Bennett, L. & Bland, P. (2008). Substance abuse and intimate partner violence [PDF]. National Online Resource Center on Violence Against Women. Retrieved from https://www.theduluthmodel.org/wp-content/uploads/2017/03/Substance-Abuse-and-Intimate-Partner-Violence.pdf

Can emotional abuse be a criminal act? (2006). Springtide Resources. Retrieved from http://www.springtideresources.org/resource/can-emotional-abuse-be-criminal-act

Davis, R. C., & Taylor, B. G. (1999). Does batterer treatment reduce violence? A synthesis of the literature. Women & Criminal Justice, 10(2), 69-93. Retrieved from https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1300/J012v10n02_05

Frequently asked questions. (n.d.) Domestic Abuse Intervention Programs. Retrieved from https://www.theduluthmodel.org/what-is-the-duluth-model/frequently-asked-questions

Green card for VAWA self-petitioner. (2018, January 11). U.S. Citizenship and Immigration Services. Retrieved from https://www.uscis.gov/green-card/green-card-vawa-self-petitioner

Help for abusive partners. (n.d.) The National Domestic Violence Hotline. Retrieved from http://www.thehotline.org/help/for-abusive-partners

Intervention programs for abusive behavior. (2014, July 3). The National Domestic Violence Hotline. Retrieved from http://www.thehotline.org/2014/07/03/intervention-programs-for-abusive-behavior

Lipovsky, J. (n.d.) Treatment of child victims of abuse and neglect [PDF]. Children’s Law Center. Retrieved from http://childlaw.sc.edu/frmPublications/TreatmentforChildVictimsofAbuseandNeglect.pdf

Path to safety. (n.d.) The National Domestic Violence Hotline. Retrieved from http://www.thehotline.org/help/path-to-safety

Practical implications of current domestic violence research. (2009). U.S. Department of Justice. Retrieved from https://www.theduluthmodel.org/wp-content/uploads/2017/03/NIJ-Practical-Implications.pdf

Psychological Abuse. (n.d.) National Coalition against Domestic Violence. Retrieved from http://www.ncadv.org/files/PsychologicalAbuse.pdf

Reporting to police: Options and tips for being prepared. (2016, April 21). The National Domestic Violence Hotline. Retrieved from http://www.thehotline.org/2016/04/21/reporting-to-police-options-tips-for-being-prepared

Rosenfeld, B. D. (1992). Court-ordered treatment of spouse abuse. Clinical Psychology Review, 12(2), 205-226. Retrieved from https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/027273589290115O

Suing an abuser. (n.d.) Women’s Law. Retrieved from https://www.womenslaw.org/laws/general/suing-abuser

Swenson, C. C., Schaeffer, C. M., Henggeler, S. W., Faldowski, R., & Mayhew, A. M. (2010). Multisystemic therapy for child abuse and neglect: A randomized effectiveness trial. Journal of Family Psychology, 24(4), 497. Retrieved from http://psycnet.apa.org/buy/2010-16771-014

Talbot, N. L., PhD., Chaudron, Linda H,M.S., M.D., Ward, E. A., M.S.W., Duberstein, P. R., PhD., Conwell, Y., M.D., O'Hara, M. W., PhD, . . . Stuart, S., M.D. (2011). A randomized effectiveness trial of interpersonal psychotherapy for depressed women with sexual abuse histories. Psychiatric Services, 62(4), 374-80. Retrieved from http://search.proquest.com/docview/860402363?accountid=1229

Urquiza, A. & Winn, C. (n.d.) Treatment for abused and neglected children: Infancy to age 18 [PDF]. U.S. Department of Health and Human Services. Retrieved from https://www.childwelfare.gov/pubPDFs/treatmen.pdf


-----------------------------------------------------------------------

Khuyến cáo quan trọng về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung (bằng cách tối ưu hóa quy trình tại hotro.compassion.vn) và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách từ Compassion: www.compassion.vn/booking).

-----------------------------------------------------------------------

Về Bài Đăng:

Người dịch: Trang Nguyen Người biên tập: Diệu Hiền

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

48 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page