Mời các bạn đọc qua câu chuyện tìm việc của Sijie Cheng, một chuyên gia tài chính ở một công ty thuộc danh sách F500[1].
“Bạn không thể định hình tương lai của mình bằng những gì sẽ có mà phải bằng những những gì đang và đã có. Hãy tin tưởng rằng những cột mốc bạn đã đạt được trong quá khứ một lúc nào đó sẽ định hình bạn trong tương lai. Hãy tin vào một cái gì đó như sự can đảm, định mệnh, nhân quả và bất cứ thứ gì bạn đã trải qua trong đời.”
Sijie là người đầy nhiệt tình trong việc giúp đỡ học sinh, sinh viên quốc tế và chia sẻ những gì cô học hỏi và cảm nhận được trên blog sijieand500words.com của cô. Các bạn có thể tìm thấy những câu chuyện và thông tin liên lạc trên blog của cô ấy.
Trong bài phát biểu nổi tiếng của mình ở Lễ tốt nghiệp đại học Stanford, Steve Jobs từng nói: “Bạn không thể định hình tương lai của mình bằng những gì sẽ có mà phải bằng những những gì đang và đã có. Hãy tin tưởng rằng những cột mốc bạn đã đạt được trong quá khứ một lúc nào đó sẽ định hình bạn trong tương lai. Hãy tin vào một cái gì đó như sự can đảm, định mệnh, nhân quả và bất cứ thứ gì bạn đã trải qua trong đời.” Người ta thường nói học sinh quốc tế với bằng kinh doanh dễ xin việc hơn ở những công ty kế toán, cố vấn hoặc những ngân hàng đầu tư vì những công ty này thường tuyển các nhân tài quốc tế. Là một trong 2 nhân viên phân tích thống kê với lí lịch quốc tế ở Ecolab, một công ty không thuộc 3 loại hình doanh nghiệp trên, tôi tin rằng câu chuyện của mình mang một cú huých định mệnh. Tôi đã nhận được công việc này bằng những gì tôi đã có được từ quá khứ. Dù vậy, tôi sẽ không bàn luận về luật nhân quả, cái nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, thay vào đó là lòng dũng cảm và sự nỗ lực.
Cột mốc quan trọng đầu tiên là khi tôi trở thành đại diện sinh viên năm nhất của một câu lạc bộ trong kỳ du học đầu tiên sau 18 năm ở Trung Quốc. Là một công dân quốc tế, tôi đã băn khoăn không biết mình có phải là một ứng viên tiềm năng cho vị trí đó không. Nhưng rồi tôi đã gạt đi những suy nghĩ bấp bênh đó và tham gia vào cuộc bầu chọn vì tôi cảm thấy được kết nối với câu lạc bộ và có khá nhiều ý tưởng để cải thiện trải nghiệm của các thành viên. Tôi đã nhận được và đảm nhiệm vị trí đó trong 2 năm. Và mặc dù tất cả đều là tình nguyện, tôi làm việc một cách nghiêm túc như một công việc làm thêm. Cũng nhờ 2 năm đảm nhiệm vai trò đó, tôi đã quen một đàn anh năm cuối, người mà sau đó làm việc tại Ecolab. Khi tôi tìm kiếm cơ hội thực tập, anh ấy đã giúp tôi liên hệ với đội ngũ tuyển dụng và đồng thời chia sẻ một số típ cho vòng phỏng vấn.
Một người nữa đã giúp tôi trong vòng phỏng vấn của Ecolab là người mà tôi biết thông qua ít nhất 4 mối quan hệ. Bắt đầu từ Tim, một người tôi quen biết qua đàn anh Bill của mình ở trường kinh doanh. Tom nói với tôi rằng anh ấy biết một người Mỹ nhưng có thể nói thành thạo tiếng Trung. Do đó, tôi gửi mail cho Tom và nói rằng tôi muốn được giới thiệu với mối quan hệ này để có thể tìm ra cách để tận dụng khả năng giao tiếp 2 ngôn ngữ của bản thân. Tom đã đáp ứng đề nghị của tôi và tôi được làm quen với Jack. Jack tham gia vào các hoạt động giao dịch của Mỹ ở Minnesota và mời tôi tham gia vào một cuộc nói chuyện về kỹ năng lãnh đạo. Tôi nhớ rõ ràng bản thân đã rất đắn đo liệu có nên tham gia sự kiện này bởi tôi phải dành ra hơn tiếng bắt 2 chuyến buýt để đến đó vào sáng thứ bảy (lúc ấy tôi không có xe riêng). Hơn nữa, tôi không chắc liệu sự kiện này có mang lại lợi ích lúc này tôi đang mong muốn không – về một cơ hội thực tập. Cuối cùng, tôi thuyết phục bản thân tham gia sự kiện mặc cho khoảng cách xa cũng như việc không rõ về lợi ích bởi vì nó có thể dẫn tới một cái gì đó và nếu như tôi không đi, tôi sẽ không bao giờ tìm ra. Ngoài ra, đó không phải là lúc tỏ ra kén chọn khi mà tôi không có nhiều đề nghị khác trong tay, tôi nên tận dụng bất cứ cơ hội gì ngay cả khi nó yêu cầu một quãng đường dài. Ở sự kiện đó tôi gặp Ann, vợ của một người làm bên tài chính của Ecolab. Khi tôi đề cập về việc tôi sắp có vòng phỏng vấn thứ hai với Ecolab trong tuần, mắt cô ấy sáng lên, “Cô nên nói chuyện với chồng tôi!” Nhờ sự giới thiệu của Ann, tôi đã nhận được thêm hướng dẫn cho vòng phỏng vấn thứ hai.
Đến bây giờ, bạn có thể cho rằng: “Cô thật may mắn khi gặp được 2 người đó, nhưng đâu ai giống ai.” Như tôi đã rút được từ quá khứ, tôi có một số kinh nghiệm mà có thể áp dụng cho bất cứ ai. Đầu tiên, hãy nắm chắc thành công và sự tự tin của bạn. Khi đọc quyển sách “Lean in” của Sheryl Sandberg, tôi học được một cụm từ “Hội chứng kẻ mạo danh” để miêu tả trạng thái lo âu rằng không được đánh giá đầy đủ và có thể bị lật tẩy bất cứ lúc nào (nữ giới thường trải qua hội chứng này nhiều hơn nam giới). Đó chính xác là những gì tôi đã cảm nhận khi tôi tranh cử vị trí leader và ngay cả khi tôi đã được chọn; mặc dù tôi đã rất vui khi được chọn. Và cho đến khi thực sự làm được – ngay cả khi bạn không tin tưởng vào bản thân, bạn đừng bao giờ ngừng theo đuổi đam mê của bản thân.
Thứ hai, bạn nên liên tục xây dựng thương hiệu cá nhân. Nếu tôi đã không nỗ lực khi làm việc trong câu lạc bộ, tôi có thể sẽ không có sự giúp sức và được cho những lời hướng dẫn. Do đó, lần sau nếu bạn cảm thấy lười biếng trong việc nhóm hay bất cứ bài tập nào, hãy nghĩ về những gì bạn sẽ nhận được hoặc khả năng họ có thể sẽ trở thành đồng nghiệp hoặc giám đốc của bạn trong tương lai. Hãy tận dụng bất cứ cơ hội để chứng minh bản thân bạn là một con người đáng được công nhận.
Thứ ba, thành công không đến ngay lập tức. Nó tốn nhiều thời gian và sức lực để đạt được kết quả. Tôi đã học được từ năm thứ nhất về mức độ cạnh tranh của sinh viên quốc tế trong việc thực tập do những khó khăn về thị thực làm việc. Do đó, tôi dành hầu hết 3-5 năm còn lại tại đại học làm việc không ngừng nghỉ để lấp đầy sự thiếu hụt. Tôi chia nhỏ mục tiêu có một công việc tại Mỹ thành một số mốc nhỏ như – xây dựng một hồ sơ tốt, nhận một công việc thực tập, và chiếm lấy các đề nghị việc làm full-time. Năm 2, tôi nhận ra điểm yếu của bản thân khi không có kinh nghiệm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp của Mỹ. Do đó, tôi từ bỏ thời gian rảnh rỗi để đọc hết danh sách các công việc part-time, tìm kiếm những cái phù hợp với mục tiêu của mình và làm hồ sơ và CV theo đó. Không may rằng, tôi đã không may mắn lắm, nên tôi đã được khuyên thử thực tập với một số tổ chức phi lợi nhuận tại địa phương. Mặc dù hầu hết các công việc đều không được trả lương, chúng đã cho tôi khá nhiều kinh nghiệm. Cuộc tìm kiếm của tôi cuối cùng được trả công và tôi nhận được một công việc thực tập part-time về tài chính tại MS Society. Toàn bộ cuộc tìm kiếm và mạng lưới quan hệ đạt được không chỉ dạy tôi nên kiên nhẫn, mà còn tầm quan trọng của việc đi một quãng đường dài. Nếu tôi không đầu tư thời gian để tìm kiếm công việc thực tập và theo đuổi các cơ hội với mạng lưới quan hệ của mình, tôi đã không thể xây dựng hồ sơ cũng như có được các kết nối đến công việc thực tập.
Một lần nữa, bạn có thể phản đối rằng: “Tình huống của tôi thì khác. Bạn bắt đầu từ năm nhất còn tôi đã là sinh viên năm tư và không còn nhiều thời gian để xây dựng hồ sơ như bạn. Thời gian không dành cho tôi nữa rồi!” Điều này đã đưa tôi tới kinh nghiệm cuối cùng – thời gian liên quan để cả cuộc đời của bạn. Tôi có một vài người bạn không có bất cứ kinh nghiệm thực tập hè nào trong năm ba, nhưng tiếp tục tìm kiếm và có một công việc full-time. Tôi cũng biết một vài người không có việc làm sau khi tốt nghiệp nhưng vẫn tiếp tục tìm kiếm trong vòng 1 năm tiếp theo theo giấy phép OPT[2] và cuối cùng đã thành công. Những câu chuyện thành công trên chính là những ví dụ chứng minh rằng nếu bạn thực sự mong muốn một cái gì và bạn sẵn bỏ công bỏ sức, bạn sẽ có được nó trong tương lai. Có thể bạn sẽ thắc mắc thêm rằng – “Sẽ làm sao nếu tôi không có may mắn và tôi vẫn không thể tìm được gì khi mà năm học sắp kết thúc?” Trong trường hợp đó, đừng để điều đó định nghĩa toàn bộ cuộc đời bạn. Một trong những câu nói yêu thích của tôi: “Cuộc sống không phải là một cuộc chạy nước rút mà là một cuộc chạy đường dài.” Nếu làm việc full-time ở Mỹ là mục tiêu của bạn, bạn luôn luôn có lựa chọn quay về Mỹ để tiếp tục học Thạc sĩ(MBA). Cuối cùng bạn cũng sẽ đến đích và đó chỉ là vấn đề thời gian và kiên trì, nỗ lực. Tin tưởng vào câu thành ngữ “Cười người hôm trước hôm sau người cười”[3], tôi luôn giữ hy vọng ngay cả khi thất bại. Bởi vì tôi biết rằng một khi tôi tiếp tục cố gắng thì thất bại chỉ là một vấn đề nhất thời.
Khi nhìn lại, mỗi sự kiện đều vì một mục đích nào đó – bỏ thời gian rảnh để tích lũy kinh nghiệm làm việc cho hồ sơ, ném đi sợ hãi trong bản thân để thiết lập mạng lưới quan hệ hướng tới công ty mà tôi muốn làm việc, và luôn nỗ lực trong công việc để nhận được sự ủng hộ từ mọi người. Dù bạn đang ở trong giai đoạn nào, đừng bao giờ nhụt chí khi mọi thứ không như những gì bạn muốn. Tiếp tục nỗ lực và tin rằng mọi thứ cuối cùng rồi sẽ ổn thôi.
-------
Ghi chú cho bản dịch
[1] F500( Fortune 500): là danh sách được phát hành hằng năm bởi tạp chí Fortune. Danh sách này xếp hạng các tập đoàn lớn của Mĩ theo số tiền đóng góp vào ngân khố.
[2] OTP: Optional Practical Trainging (OPT) là giấy phép cho sinh viên quốc tế tốt nghiệp tại Mỹ (với tối thiểu 1 năm học full-time) được làm việc trong vòng tối đa 12 tháng.
[3] Nguyên văn: “who laughs last, laughs best” ý chỉ thành công chỉ đến ở phút cuối.
-------
Thông tin về bài viết
Tổ chức dịch và xuất bản: www.compassion.vn/about
Bài gốc tiếng Anh:
Người dịch: Việt Hồng
Comentarios