top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảXuân Phạm Văn

HIỂU CHÍNH XÁC VỀ SỰ TỰ TIN VÀO BẢN THÂN (SELF-CONFIDENCE)

Đã cập nhật: 10 thg 4, 2021

Sự tự tin vào bản thân (self-confidence) - một trạng thái nội tâm, có thể miêu tả là những thái độ hay niềm tin của một người có được đối với khả năng và điểm mạnh của họ. Những người có mức độ tự tin vào bản thân cao có thể cảm thấy chắc chắn họ sẽ đạt được những gì họ đề ra và duy trì trạng thái kiểm soát một cách ổn định xuyên suốt trong cuộc sống của họ. Những người có sự tự tin vào bản thân (self-confidence) thường tin tưởng vào khả năng, nội lực và cách nhìn nhận của họ.

Sự tự tin vào bản thân (self-confidence), hay niềm tin của một người đối với khả năng nội lực của họ, khác với tự cao hay khoác lác - những thuật ngữ thường được sử dụng để nói về việc quá tự hào về bản thân. Sự tự tin vào bản thân (self-confidence) được mô tả như một niềm tin vào khả năng của một cá nhân sẽ làm tốt việc nào đó, dựa trên những thành công trong quá khứ. Người có sự tự tin vào bản thân (self-confidence) thường liên tục tin tưởng vào bản thân họ và khả năng của họ bất kể là họ đang đối diện với những thách thức hay nhiệm vụ nào. Họ thường có xu hướng chấp nhận rủi ro, sẵn sàng thử những điều mới, và học được những kỹ năng mới.



SỰ TỰ TIN VÀO BẢN THÂN (SELF-CONFIDENCE) KHÁC VỚI TỰ TIN (CONFIDENCE) THẾ NÀO?

Đôi khi cụm từ “sự tự tin” và “tự tin vào bản thân” (confidence & self-confidence) được mô tả là một. Tuy nhiên, “tự tin vào bản thân” (self-confidence) lại là định nghĩa mở rộng hơn của “sự tự tin” (confidence). Có những người tự tin vào khả năng viết những bài nghiên cứu ngay thời điểm “nước rút”, trong khi có những người thì tự tin vào khả năng chạy đường dài (marathon), ví dụ như vậy. Nhưng "sự tự tin" (confidence) cơ bản lệ thuộc vào tình huống, và nó khác biệt với “tự tin vào bản thân” (self-confidence) ở điểm này.


(Ghi chú: Kể từ đây tới cuối bài, “tự tin vào bản thân” - được hiểu là self-confidence, khác với “sự tự tin” là confidence. Và không cần chú giải thêm nữa. - Người review: Phạm Đại Bàng)


Người ta có thể tự tin trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, nhưng những người có tự tin vào bản thân thì tin tưởng rằng họ nếu có đủ kiến thức và sự rèn luyện, họ sẽ đạt được những năng lực trong hầu hết các lĩnh vực.


SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TỰ TIN VÀO BẢN THÂN (SELF-CONFIDENCE) VÀ LÒNG TỰ TÔN (SELF-ESTEEM)

Vài người so sánh tự tin vào bản thân với lòng tự tôn (self-esteem), và dù rằng có một vài sự chồng chéo lên nhau giữa hai định nghĩa này, chúng vẫn có sự khác biệt.

(Ghi chú: Xem thêm loạt bài về Self-esteem của Compassion.vn tại đây: http://bit.ly/theselfcompassion. Từ đây tới cuối bài, lòng tự tôn-được hiểu là self-esteem)


Lòng tự tôn, thuộc về nội tâm, nghiêng về việc mô tả cảm giác của một người về chính họ. Tự tin vào bản thân thì phải có sự tương tác của họ với thế giới bên ngoài. Mức độ mà một người đánh giá và định lượng chính họ thì được đo đạc bằng lòng tự tôn, và mức độ mà một người tin vào khả năng của họ thì lại được đo đạc bằng tự tin vào bản thân. Có lòng tự tôn cao không đảm bảo có tự tin vào bản thân, tương tự, một người cực kỳ tự tin vào bản thân cũng có khả năng có lòng tự tôn thấp.


Lòng tự tôn và tự tin vào bản thân có thể dùng để bổ trợ lẫn nhau. Ví dụ, một người giáo viên có thể đánh giá cao bản thân cô ấy như một cá thể riêng biệt (tức là có lòng tự tôn cao) nhưng có thể cô ấy không tin vào khả năng của mình trước một lớp học (tự tin không cao). Nếu cô ấy có mong muốn cải thiện sự tự tin vào bản thân của mình, cô ấy có thể sẽ tìm giải pháp từ lòng tự tôn cao của cô ấy, sử dụng những khẳng định tích cực về bản thân, để xây dựng niềm tin vào khả năng của chính mình.

 

Nguồn bài: https://www.goodtherapy.org/blog/psychpedia/self-confidence

Người dịch: Hải Yến - Người review: Phamdaibang.com

730 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page