top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảDiệu Khanh

Thực Hành Viết Về Trải Nghiệm Cảm Giác Được Kết Nối Giúp Chúng Ta Mở Rộng Lòng Tử Tế

Con người có một nghị lực mạnh mẽ để trở nên tử tế, nhưng nghị lực đó thường mạnh hơn khi họ cảm thấy được kết nối với người khác. Để giúp thúc đẩy cảm giác gần gũi đó, bài tập này yêu cầu bạn suy nghĩ về một thời điểm khi bạn cảm thấy một kết nối mạnh mẽ với người khác và mô tả lại trải nghiệm bằng cách viết ra. Nghiên cứu cho thấy rằng việc phản ánh cảm giác kết nối có thể giúp tiếp thêm động lực cho mọi người để có thể giúp đỡ người khác, cho dù bằng cách giúp đỡ một người bạn hoặc người xa lạ nào có nhu cầu cần hỗ trợ, làm tình nguyện hoặc quyên góp tiền. Rồi từ việc giúp người khác có thể tạo thêm hạnh phúc và cải thiện các mối quan hệ.

Thực hành bồi đắp trải nghiệm cảm giác được kết nối như thế nào?

Thời gian yêu cầu

Thời lượng: 5 phút

Tần suất: Linh hoạt

10 phút. Cố gắng thực hiện bài thực hành này ít nhất một lần mỗi tuần, mỗi lần chọn một ví dụ khác nhau


Cách thực hiện

Hãy thử nghĩ về một thời điểm khi bạn cảm thấy có được một mối liên kết mạnh mẽ với ai đó trong cuộc sống của mình. Chọn một ví dụ cụ thể về trải nghiệm bạn có với người này, khi bạn cảm thấy đặc biệt gần gũi và kết nối với người đó. Đây có thể là thời gian bạn có một cuộc trò chuyện ý nghĩa, trao đi hoặc nhận được sự hỗ trợ, cùng nhau trải qua một mất mát hay thành công lớn, hoặc chứng kiến một khoảnh khắc lịch sử cùng nhau.

Khi bạn nghĩ ra một ví dụ cụ thể, hãy dành vài phút để viết lại những gì đã xảy ra. Cụ thể, hãy xem xét những cách mà trải nghiệm này khiến bạn cảm thấy gần gũi và kết nối với người khác.

Tại sao viết ra trải nghiệm kết nối với người khác mang lại kết quả tốt?

Cảm giác kết nối với người khác được coi là một nhu cầu tâm lý cơ bản. Khi mọi người cảm thấy bị từ chối hoặc cô đơn một mình, họ có thể tập trung vào bản thân và phấn đấu để đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng của chính họ hơn là chăm lo cho nhu cầu của người khác. Ngược lại, khi mọi người cảm thấy được kết nối và quan tâm, họ có khả năng dành năng lượng để giúp đỡ và chăm sóc người khác tốt hơn.


Bằng cách đối chiếu những lúc bạn cảm thấy có mối liên hệ mật thiết với những người khác và bằng cách cố gắng bồi đắp thêm những trải nghiệm này, bạn đang thúc đẩy nỗ lực của mình để thực hành sự tử tế và lòng trắc ẩn.

Bằng chứng cho thấy thực hành này hiệu quả

Pavey, L., Greitemeyer, T., & Sparks, P. (2011). Highlighting relatedness promotes prosocial motives and behavior. Personality and Social Psychology Bulletin, 37(7), 905-917.

Một số người tham gia nghiên cứu phản ánh về thời điểm họ cảm thấy có mối liên kết chặt chẽ với người khác; số người tham gia khác đã viết về một thời điểm mà họ cảm thấy đặc biệt có năng lực hoặc tự chủ. So với những người trong các nhóm khác, những người tham gia phản ánh về trải nghiệm thân thiết gần gũi của họ báo lại có cảm giác kết nối và quan tâm đến những người khác nhiều hơn. Hơn thế nữa, họ cũng cho biết mình có một ý định mạnh mẽ hơn về việc thực hiện một loạt các hành vi vị tha trong sáu tuần tới, bao gồm cả việc quyên góp tiền từ thiện và đi ra khỏi “vùng an toàn” của mình để giúp đỡ một người xa lạ khi cần.


Khi họ phân tích dữ liệu chặt chẽ hơn, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mong muốn trở nên tử tế hơn phụ thuộc vào việc người tham gia có trải nghiệm với nhiều cảm giác kết nối với người khác hơn sau khi thực hiện bài tập viết hay không.




 

Người dịch: Diệu Khanh ; Người biên tập: Anh Đào Lê

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

94 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page