top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảXuân Phạm Văn

Từ Câu Hỏi "Đó Có Phải Nghệ Thuật Không?" Đến "Nghệ Thuật Hiện Đại & Đương Đại Khác Nhau Ra Sao"?

Đã cập nhật: 12 thg 9, 2019

Hiện Đại, Đương Đại. Đương Đại, Hiện Đại. Chúng ta thường nghe về những thuật ngữ này, nghe qua có vẻ tương đồng và thường được thay thế cho nhau. Nhưng chúng có phải là một hay không? Thực sự giữa chúng có điểm gì khác nhau? Và nếu là có thì khác nhau ở chỗ nào, tại sao? Cùng đến với loạt bài tìm hiểu về nghệ thuật của Livehouse.vn - mà mở đầu sẽ là một bài dẫn nhập về Sự khác nhau giữa Nghệ Thuật Hiện Đại và Nghệ Thuật Đương Đại?. Để giúp cho bất kỳ ai, kể cả những người không hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cũng có thể hiểu được và tìm thấy lợi lạc trong đời sống tinh thần từ nghệ thuật. Nếu những thông tin này xa lạ với bạn? không sao! rồi bạn sẽ thấy nó thân thuộc, một cách dần dần.


Một câu trả lời đơn giản về sự khác biệt, chính là ở: thời điểm.

Nghệ thuật hiện đại ra đời trước nghệ thuật đương đại. Phần lớn các nhà lịch sử nghệ thuật và các nhà phê bình ước tính nghệ thuật hiện đại khởi đầu ở các nước phương Tây vào khoảng những năm 1860, duy trì đến những năm 1960. Trong khi đó, nghệ thuật đương đại lấy chất liệu từ 'hiện thực đương thời'. Nhưng thật khó để hiểu ‘hiện thực đương thời’ là gì và làm cách nào để định nghĩa nó? Phải chăng tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi những nghệ sĩ đương thời? Hay chất liệu đến từ hiện thực đời sống? Hoặc người nghệ sĩ sáng tác dựa trên tiến trình và sự đồng điệu với văn hóa hiện tại? Có lẽ, tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều lấy cảm hứng sáng tác từ việc định nghĩa ‘hiện thực đương thời' là gì? Vì thế, thời điểm khởi đầu của Nghệ thuật Đương đại, có vẻ nghịch lý, hầu hết lại được ước tính vào khoảng hậu những năm 1960 và những năm 1970. Có lẽ chỉ đơn giản là "thời điểm".

Nhưng ngoài sự chênh lệch lớn về thời điểm, còn có nhiều sự khác biệt mang tính đặc trưng khác - như về phương pháp, môi trường sáng tác và cách tiếp cận. Và một khi chúng ta nói về nghệ thuật hiện đại và nghệ thuật đương đại, chúng ta cũng sẽ đề cập nhiều đến sự khác biệt về các trào lưu nghệ thuật cũng như hình thức sáng tác, từ Chủ Nghĩa Hậu Ấn Tượng (Post-Impressionism), đến Chủ Nghĩa Dada (Dadaism), đến Nghệ Thuật Đại Chúng (Pop - Art) hay Nghệ Thuật Sắp Đặt (Installation Art).



Hình: Musée d'Orsay, accrochage salle Van gogh, 2012 (Từ bộ sưu tập của Musée d’Orsay, Paris)

Trước tiên, chúng ta cùng xét đến nghệ thuật hiện đại

Ngày nay, khi chúng ta thấy tranh Monet in trên khăn lau bát đĩa và tranh Cézanne trên bao bì hộp bánh quy, nó đã trở thành thường nhật. Nhưng thật khó tưởng tượng điều đó có phần "cực đoan" và gây “sốc” như thế nào, đối với nghệ thuật thời bấy giờ (khi mà nó được khai sinh). Nghệ thuật hiện đại và ‘trào lưu hiện đại’ tách rời với các loại hình nghệ thuật trước đó; Nó phá vỡ quy cũ của nghệ thuật truyền thống cũng như sự ưu ái từ chất liệu, đây cũng là “sự cải cách” đặc biệt.


Nhiều nhà sử gia về nghệ thuật cho rằng Édouard Manet là nghệ sĩ ‘hiện đại’ đầu tiên - với bức tranh đặc trưng từ năm 1863 — bức có tên 'Lunchoen On The Grass' (Bữa Trưa Trên Bãi Cỏ). Lý do là bởi vì bức tranh đã không cố gắng khắc họa chân dung giống với quang cảnh thực và cũng không đặt chúng trong không gian ba chiều. Các nhân vật của Manet trông giống như đang "ngồi lên nhau"; người thiếu nữ đang tắm dưới suối cũng trong tình trạng "lơ lửng" hơn các nhân vật khác, và điểm rơi ở trên cao so với mặt đất rất phi thực tế tại thời điểm đó. Manet cũng bị chỉ trích vì thiếu sắc thái giữa các gam màu sáng - tối trên nền bức tranh và nhân vật chủ đề trong tranh có vẻ ‘thấp kém" - thiếu đứng đắn trong tác phẩm.

Hình: Bữa ăn trưa trên bãi cỏ, 1863, Édouard Manet (Từ bộ sưu tập của Musée d’Orsay, Paris)

Sự vận động này, là một bước tiến, từ việc không chỉ cố gắng miêu tả chính xác thế giới bên ngoài, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nghệ thuật, bao gồm Chủ Nghĩa Ấn Tượng (Impressionism), Chủ Nghĩa Hậu Ấn Tượng (Post-Impressionism), Chủ Nghĩa Nhật Bản (Japonism), Chủ Nghĩa Dã Thú (Fauvism), Chủ Nghĩa Lập Thể (Cubism), Chủ Nghĩa Vị Lai (Futurism), và Chủ Nghĩa Biểu Hiện (Expressionism).


Hình: Window Opening on Nice, Raoul Dufy, 1928 (Từ bộ sưu tập của Bảo tàng nghệ thuật Shimane)

Vậy còn nghệ thuật đương đại?

Chúng ta hiểu được những gì, từ nghệ thuật đương đại, như là tác phẩm điêu khắc tối giản từ những viên gạch của Carl Andre hay tác phẩm nghệ thuật "vô hình" trị giá $10,000?


Một bước ngoặt nhỏ tập trung vào sự chuyển tiếp giữa nghệ thuật hiện đại và đương đại xuất hiện với sự vận động được biết đến là ‘Trường Phái Ấn Tượng Trừu Tượng’ (abstract expressionism), điều này dẫn dắt đến việc tách rời khuôn khổ nội dung của một hình ảnh và hướng đến tập trung vào quá trình hoàn thiện của tác phẩm.


Lấy ví dụ về Jackson Pollock; tác phẩm của ông hầu hết là những giọt màu li ti và di chuyển xung quanh bề mặt bản vẽ, như là bức "Cigarette in mouth" ở vị thế một tác phẩm hoàn chỉnh bởi chính nó.


Hình: https://edition.cnn.com/style/style-show/episode-16/part-2-part-2-inside-jackson-pollocks-studio

Sự dịch chuyển này như từng hòn đá nhỏ trên con đường hướng đến cách chúng ta nghĩ về nghệ thuật đương đại.



Sự thay đổi lớn mang tính quyết định, rơi vào khoảng những năm 1960 đến những năm 1970, với một cuộc cách mạng trong cách các nghệ sĩ sáng tác, và về cách tư duy, nghệ thuật. Nhiều trường phái nghệ thuật hiện đại, bao gồm trường phái ấn tượng trừu tượng, tự dẫn dắt chính bản thân nó, để thay đổi, là điều vô cùng quan trọng, là đặc ân cho nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ. Nghệ Thuật Đại Chúng (Pop art), Nghệ Thuật Tối Giản (minimalism), Nghệ Thuật Ý Niệm (conceptual art) và Nghệ Thuật Trình Diễn (Performance art) - khi mở đầu, việc sáng tác giống như là nhìn vào "định kiến" của chủ nghĩa hiện đại về nghệ thuật, với một "điệu cười gượng". Thay cho cái đẹp và hình thức, các nghệ sĩ bấy giờ thường quan tâm nhiều hơn về ý nghĩa đằng sau mỗi tác phẩm nghệ thuật, vì thế nghệ thuật bây giờ mang nhiều hình thức khác nhau - từ video, đến trình diễn, hay sắp đặt - và thường tồn tại bên ngoài các phòng trưng bày hoặc không gian nghệ thuật truyền thống.



Một phần quan trọng của nghệ thuật đương đại không nằm ở nét cọ vẽ sơn, hay chạm trổ cẩm thạch; Nó cũng không nằm tất cả trong tác phẩm nghệ thuật, đúng hơn, nó là ấn tượng của người xem về tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm nghệ thuật đương đại thường tập trung vào hiệu ứng, và trải nghiệm của một người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật. Với nhiều nhà phê bình và lý luận nghệ thuật, chúng ta tạo ra cách mà chúng ta muốn tác phẩm đó phải là. Trong một vài trường hợp, tác phẩm nghệ thuật chỉ được tạo ra nhờ trải nghiệm của người thưởng thức, từ cuộc trình diễn và các dự án có sự tương tác xã hội.


Hình: Nước Anh sẽ vượt qua suy thoái kinh tế năm 1992, Gillian Wearing (Từ bộ sưu tập của Hội đồng Anh) + Hình: Valerie's Snack Bar, 2008, Jeremy Deller (Từ bộ sưu tập của Hayward Gallery)

Valerie's Snack Bar, 2008, Jeremy Deller (From the collection of Hayward Gallery)

Mà Nghệ Thuật Là Gì?

Một câu hỏi thường đặt ra cho nghệ thuật đương đại, kiểu như “Nhưng nó có phải là nghệ thuật không?” hay "đứa-nhỏ-bốn-tuổi của tôi cũng làm được". Nhưng, thật thú vị, điều này cho thấy các Nghệ sĩ Đương đại đang làm công việc hoàn toàn đúng đắn của họ. Như thế nào ư? Bởi vì nhiều tác phẩm nghệ thuật đương đại được thẩm xét trong nhận thức của ‘mỹ học’. 'Mỹ học', hay có thể nói là nghiên cứu triết học trong thẩm xét vào việc "điều gì làm nên nghệ thuật". Chính vì vậy, khi nhìn các viên gạch chất chồng lên nhau của Carl Andre hay cái bồn tiểu tiện của Marcel Duchamp trong phòng trưng bày nghệ thuật, người nghệ sĩ cố gắng làm cho chúng ta tự vấn: Liệu tác phẩm của các nghệ sĩ ấy có phải là nghệ thuật không? Và nếu có, điều gì làm nó nghệ thuật chứ?


Hình: Tomorrow, 2013, Photo: Eric Gregory Powell (From the collection of Ullens Center for Contemporary Art)

Nghệ thuật đương đại thường là một cuộc thể nghiệm trong việc vượt qua giới hạn và đặt ra các câu hỏi về nghệ thuật là gì và nghệ thuật có thể là gì. Vì thế khi bạn nói, “Nó có phải là tác phẩm nghệ thuật không?”, Đó chính xác là câu hỏi mà người nghệ sĩ muốn từ bạn.

Tìm hiểu thêm về:

- Nghệ thuật Hiện đại trên Google Arts & Culture: Modern art

- Nghệ thuật Đương đại trên Google Arts & Culture: Contemporary Art


 

Dịch, biên tập, đăng tải bởi: Livehouse.vn từ Google Arts & Culture

Người dịch: Phạm Ngọc Hân ; Biên tập: Hương Thư & Phạm Đại Bàng

127 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page