top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảXuân Phạm Văn

Từ Animal Farm Đến Harry Potter: Những Trường Hợp Bị Từ Chối Xuất Bản "Kinh Điển" Nhất Lịch Sử

Đã cập nhật: 14 thg 3, 2020

Hãng phát hành sách Faber đang cảm thấy gấp rút phải sửa chữa sai lầm cho việc từ chối quyển tiểu thuyết của nhà văn George Orwell từ hồi năm 1944. Nhưng nó chỉ là một trong rất nhiều nhà phát hành đã bỏ lỡ một tác phẩm bestseller trong tương lai.


Snowball trong phim Animal Farm (1999). Photo: Allstar/Hallmark

À, cùng quay ngược thời gian, thời hoàng kim của ngành xuất bản là đây - những chiếc bàn to tướng, hàng đống tiền, những bữa ăn trưa kéo dài 3 giờ ngập tràn rượu martini, cố gắng để làm yên lòng chính phủ. Đó là thế giới trong đó TS Eliot, giám đốc của nhà phát hành Faber and Faber, đang sống vào năm 1944, khi ấy ông đã từ chối cuốn “Trại Súc Vật” (tựa gốc: Animal Farm) của George Orwell vì quyển sách chỉ trích Stalin, mà khi đó Stalin đang là đồng minh thời chiến của Anh. “Chúng tôi không lên án gì cả”, Eliot viết cho Orwell, “đây là quan điểm đúng đắn mà từ đó phê phán tình hình chính trị tại thời điểm hiện tại”. Ông đã viết như thế, tuy nhiên, ông ấy “rất lấy làm tiếc” phải bỏ qua cuốn sách, vì thế điều này đồng nghĩa với việc Orwell sẽ không gửi cho họ quyển sách tiếp theo của ông - mà sau đó trở thành một cuốn tiểu thuyết ngắn có tên là Một Chín Tám Tư (Nineteen Eighty-Four).


Quyết định của Eliot đã làm ám ảnh nhà phát hành này kể từ đó. Toby Faber, cựu giám đốc điều hành và cũng là cháu nội của nhà sáng lập đơn vị phát hành này, hiện nay đang thúc đẩy nhà phát hành Faber chỉnh sửa cuộc ngã giá sai lầm của Eliot bằng cách sẽ in ấn bản riêng của quyển sách khi nó hết hạn tác quyền vào năm 2020.

Việc bêu rếu Eliot có vẻ như hơi khắc nghiệt, mặc dù vậy ông ấy cũng chỉ là một trong số rất nhiều nhà biên tập đã bỏ lỡ những cuốn bestseller trong tương lai. Ít nhất lá thư của ông ấy không mô tả cuốn Animal Farm như thể “một câu chuyện ngụ ngôn chả có ý nghĩa gì cả và thật ngu ngốc, mà trong đó bọn súc vật chiếm lĩnh nông trại rồi điều hành nó”, như một biên tập viên xấc xược đã làm tại nhà phát hành ở Mỹ - hãng Knopf. Nhà phát hành Knopf cũng đã bỏ lỡ cuốn The Diary of Anne Frank (Được bình luận là: "một bản ghi chép buồn tẻ về gia đình điển hình hay cãi cọ vặt vãnh, những chuyện khó chịu nhỏ mọn và những cảm xúc chưa trưởng thành”) và cuốn tiểu thuyết On The Road - của nhà văn Jack Kerouac (họ nói: “Tôi chả thèm rớ tới cuốn này nữa là”).

Hãy cầm lên bất kỳ một quyển tiểu thuyết nào thuộc nhóm tiểu thuyết nổi tiếng của hai thập niên vừa qua và tôi sẽ cho bạn biết số lần bị từ chối của nó: cuốn The Help (60 lần), cuốn The Time Traveler’s Wife (25 lần), cuốn Still Alice (100 lần, theo như tác giả của cuốn tiểu thuyết này Lisa Genova, trước khi cô ấy tự xuất bản và bán những bản copy trên xe hơi của mình). Hoặc bất cứ cuốn tiểu thuyết nào được đánh giá là kinh điển như: cuốn Catch-22 của Joseph Heller bị từ chối "đầy dễ chịu" những 22 lần (được bình phẩm là: “Nó thật sự không thú vị theo bất cứ tầm mức trí tuệ nào cả”. Hoặc là cuốn Dune của Frank Herbert bị từ chối đến 23 lần trước khi nó được chấp nhận bởi một nhà phát hành có chuyên môn là xuất bản sách hướng dẫn sử dụng máy móc.


Cũng như để truyền cảm hứng cho những nhà văn tương lai, cố nhiên không ai biết rõ những câu chuyện bị từ chối hơn những tác giả ăn khách. Stephen King đã thu thập tất cả những lời từ chối cho tác phẩm đầu tay - Carrie, và đâm xuyên qua xấp lời từ chối ấy bằng một cái đinh rồi treo trên tường, như thể hóa đơn nhà hàng. Câu chuyện về sự xuất bản của cuốn Harry Potter - là 12 lần từ chối trước khi cô con gái tám tuổi của một biên tập viên nhà phát hành Bloomsbury phát hiện ra nó trên một chồng hổ lốn đầy bản thảo - nó đã trở thành một huyền thoại, và tác giả JK Rowling của Harry Porter cũng chia sẻ những lá thư từ chối mà cô ấy nhận khi "cải trang" thành tác giả mới vào nghề viết về tội phạm lấy tên Robert Galbraith.


Chúng ta không biết được Orwell cảm thấy như thế nào khi đọc thư của Eliot, nhưng chúng ta biết rằng chuyện xảy ra sau đó là: quyển Animal Farm đã trở thành cuốn sách ăn khách nhất của nhà phát hành Secker and Warburg, và cũng là nhà phát hành của cuốn Nineteen Eighty-Four. Một khi động vật có thể lên tiếng, tất cả sai lầm đều trở nên ám ảnh, nhưng có một vài thứ còn gây ám ảnh hơn nữa.


 

Dịch bởi: Anh Đào Lê ; Biên tập bởi: Phạm Đại Bàng

31 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page