Thông Tin Từ Compassion.vn:
Đây là một bản dịch được Compassion dịch từ bài gốc https://positivepsychology.com/positive-psychotherapy-research-effects-treatment. Tuy nhiên Positive Psychotherapy là một phương pháp còn rất mới ở Việt Nam, trong bài có rất nhiều thuật ngữ mới, và khó chuyển ngữ. Compassion mong độc giả có thể tra cứu thêm để hiểu. Đồng thời, chúng tôi cũng đang tìm kiếm nhà chuyên môn/chuyên gia có chuyên môn về Positive Psychology hoặc cụ thể Positive Psychotherapy để cùng nâng cấp chất lượng bản dịch và hiệu đính nội dung. Nếu anh/chị, bạn có thể hỗ trợ, xin mời tham gia cùng chúng tôi tại: www.compassion.vn/crowdsourcing (xin nhờ ghi chú rõ trong form liên hệ, ví dụ: 'cộng tác nội dung Positive Psychology hoặc Positive Psychotherapy').
Bài viết gồm hai phần:
- Phần 1: https://www.compassion.vn/post/tâm-lý-trị-liệu-tích-cực-positive-psychotherapy-là-gì-lợi-ích-của-mô-hình-trị-liệu-này-phần-1
- Phần 2: https://www.compassion.vn/post/tâm-lý-trị-liệu-tích-cực-positive-psychotherapy-là-gì-lợi-ích-của-mô-hình-trị-liệu-này-phần-2
3 can thiệp Tâm lý trị liệu tích cực
Như đã nói tóm tắt, liệu pháp tâm lý tích cực đã được chứng minh là có lợi trong một loạt các môi trường lâm sàng giải quyết các mối quan tâm khác nhau về sức khỏe tâm thần. Các can thiệp được sử dụng trong Tâm lý trị liệu tích cực rất đa dạng và thường sẽ dựa vào những gì cá nhân thể hiện trong các buổi trị liệu để nhà trị liệu lựa chọn cách can thiệp phù hợp nhất.
Một thành phần rất khác biệt khác của các cách can thiệp được sử dụng trong Tâm lý trị liệu tích cực là cách nó kết hợp trí tưởng tượng và trực giác như một phần của quá trình trị liệu. Kể chuyện cũng là một cách quan trọng khác trong Tâm lý trị liệu tích cực, khuyến khích các cá nhân tham gia vào hành trình trị liệu của họ và ý tưởng xây dựng bản thân đưa vào câu chuyện giúp các cá nhân nói rõ hơn về hành trình, kinh nghiệm, thử thách và mong muốn của họ. Thông qua quá trình này, các nhà trị liệu Tâm lý trị liệu tích cực có thể bắt đầu đưa ra các điều chỉnh hoặc đi sâu hơn vào các chủ đề nhạy cảm mà không có vẻ như đang "tấn công" thân chủ.
Các nhà trị liệu cũng có thể giúp thân chủ làm việc để định hình lại các trải nghiệm và triệu chứng của họ theo những cách tích cực, và sau đó chủ động làm việc để xây dựng lại chúng một cách tích cực trong cuộc sống của họ (tạo sự cân bằng tốt hơn). Một khi các cá nhân có thể chấp nhận tất cả các khía cạnh của bản thân và bắt đầu nhìn thấy những trải nghiệm tiêu cực trong một khía cạnh tích cực, họ thường không còn lặp lại những trải nghiệm tiêu cực đó.
Các can thiệp cụ thể được sử dụng trong quá trình này tập trung vào việc trao quyền cho cá nhân và cung cấp cho họ các công cụ và nguồn lực để đối mặt với trải nghiệm tiêu cực hoặc sang chấn, trau dồi khả năng phục hồi và phát triển các chức năng cảm xúc tốt hơn. Bao gồm:
1. Thực hành bày tỏ lòng biết ơn
Lòng biết ơn là một trạng thái nhận thức mạnh mẽ, thường liên quan đến ý tưởng cho rằng bạn đã đạt được một lợi ích cá nhân mà không có ngay từ ban đầu hoặc cố tình tìm kiếm nó (Emmons và McCullough, 2003). Cảm giác biết ơn có thể có tác động tái sinh mạnh mẽ đối với cảm giác vui sống của chúng ta và đã được chứng minh là dẫn đến hạnh phúc lớn hơn và cả chữa lành.
Trong trị liệu, thực hành thể hiện lòng biết ơn có thể bắt đầu bằng việc dành thời gian để nhận biết tất cả những điều nhỏ bé hàng ngày xảy ra và chúng ta có thể cảm thấy biết ơn vì những điều đó. Sổ ghi chép biết ơn, các bảng biểu và các nguồn lực được sử dụng rộng rãi và đó là một can thiệp phổ biến trong Tâm lý trị liệu tích cực để giúp cho các cá nhân thấy mọi thứ họ có trong cuộc sống để cảm thấy biết ơn - điều mà nhiều người trong chúng ta thường quên mất.
2. Thực hành tha thứ
Nhiều nhà trị liệu đồng ý rằng sự tha thứ - cho bản thân, cho những người khác và cho các trải nghiệm - là một phần quan trọng của sự chữa lành và thúc đẩy một cảm giác hạnh phúc lớn hơn. Worthington (2003) đã đề xuất hai loại tha thứ cốt lõi trong lâm sàng/trị liệu:
Tha thứ về mặt quyết định: Trường hợp cá nhân đưa ra hành vi nhất định để tha thứ.
Tha thứ về mặt cảm xúc: Trường hợp cá nhân có sự chấp nhận cảm xúc thực sự về tình huống, trải nghiệm hoặc cảm giác cá nhân đòi hỏi sự tha thứ.
Chúng ta có thể sử dụng sự tha thứ về mặt quyết định nhưng vẫn cảm thấy khó chịu về mặt cảm xúc, điều này có thể dẫn đến sự không tha thứ và các triệu chứng tiêu cực liên quan đến sức khỏe tâm thần của chúng ta (Worthington và Scherer, 2007). Tâm lý trị liệu tích cực sử dụng thực hành tha thứ như một can thiệp quan trọng, đặc biệt tập trung vào tha thứ cảm xúc để các cá nhân cảm thấy hoàn toàn cảm giác được chữa lành khi vượt qua các triệu chứng tiêu cực.
3. Thực hành đồng cảm
Phương pháp Tâm lý trị liệu tích cực dạy rằng tất cả mọi người vốn dĩ đã tốt đẹp, và bẩm sinh muốn sống cuộc sống có ý nghĩa và có các mối quan hệ phong phú. Đồng cảm là một thành phần cốt lõi của điều này, nhưng cũng được chứng minh là một khả năng bẩm sinh thường xuyên thất bại trong một số tình huống đầy thách thức hoặc xung đột (Zaki & Cikara, 2015).
Hầu hết các can thiệp liên quan đến sự đồng cảm đều dựa trên quan niệm rằng tất cả chúng ta đều có khả năng đồng cảm, và những can thiệp này hỗ trợ các cá nhân tập trung vào việc đồng cảm và mục tiêu theo những cách cụ thể thay vì đi phát triển khả năng đồng cảm. Một cách tiếp cận được Tâm lý trị liệu tích cực sử dụng là phương pháp kể chuyện để yêu cầu các cá nhân đặt mình vào vị trí của người khác và mô tả cách họ cảm nhận, phản ứng hoặc ứng phó với các tình huống thách thức, cũng như cách họ có thể phản ứng với các tình huống tích cực.
Mô hình Tâm lý trị liệu tích cực (bao gồm bảng mô tả một phiên trị liệu ngắn gọn)
Tương tự như các mô hình trị liệu khác, mô hình Tâm lý trị liệu tích cực tập trung vào một loạt các phiên trị liệu nhằm tìm ra các ý tưởng, mong muốn, những điểm dễ bị tổn thương và điểm mạnh, từ đó làm việc thông qua chúng để đạt được việc tái cấu trúc theo hướng tích cực và cân bằng tổng thể giữa tích cực và tiêu cực. Phác thảo dưới đây của các phiên trị liệu là một tổng quan ngắn gọn về mô hình Tâm lý trị liệu tích cực. Một số phiên bản của phác thảo này liên quan nhiều hơn đến cách tiếp cận được phát triển bởi Pesechkian, và như với tất cả các mô hình trị liệu, có thể có những sắc thái nhẹ hơn tùy thuộc vào nhà trị liệu và nơi họ thực hành.
Như đã đề cập, trên đây là tổng quan ngắn gọn về các phiên trị liệu có thể có trong mô hình Tâm lý trị liệu tích cực. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về mô hình và mô tả chi tiết về các phiên, cũng như các can thiệp và các bài tập tâm lý trị liệu tích cực có thể được sử dụng trong đó, bạn có thể tìm thêm thông tin qua Bộ công cụ Tâm lý Tích cực.
20 Nguồn tài nguyên về Tâm lý trị liệu tích cực
Là một phương pháp tiếp cận tâm lý, Tâm lý trị liệu tích cực đã phát triển phổ biến đáng kể trong hơn thập kỷ qua. Hiện tại có rất nhiều tài nguyên, công cụ, sách và phương tiện khác nhau để giúp bạn với tư cách là nhà trị liệu hoặc một cá nhân muốn hiểu rõ hơn về mô hình này và sử dụng nó một cách hiệu quả.
Dưới đây tôi đã liệt kê một số tài nguyên mà tôi đã tìm thấy trong quá trình nghiên cứu về chủ đề này mà bạn cũng có thể thấy hữu ích cho mình:
5 cuốn sách về Tâm lý trị liệu tích cực
1. Positive Psychotherapy: Clinician Manual – Tayyab Rashid and Martin Seligman (Tạm dịch: Tâm lý trị liệu tích cực: Hướng dẫn lâm sàng - Tayyab Rashid và Martin Seligman)
Một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho những người muốn tìm hiểu thêm về Tâm lý trị liệu tích cực từ góc độ nhà trị liệu. Cuốn sách trình bày chi tiết và dễ tiếp cận về các lý thuyết và nghiên cứu làm nền tảng cho Tâm lý trị liệu tích cực, cùng với "bài thực hành tốt nhất" và các trường hợp nghiên cứu đầy thú vị.
2. In Search of Meaning: Positive Psychotherapy Step by Step – Nossrat Pesechkian (Tạm dịch: Tìm kiếm ý nghĩa: Hướng dẫn từng bước về Tâm lý trị liệu tích cực - Nossrat Pesechkian)
Một cuốn sách có thể tiếp cận được phương pháp Tâm lý trị liệu tích cực của Pesechkian, bao gồm tư vấn và hướng dẫn từng bước về cách sử dụng Tâm lý trị liệu tích cực để hiểu và tìm kiếm điều ý nghĩa mỗi ngày.
3. Positive Psychotherapy of Everyday Life: A Self-Help Guide for Individuals, Couples and Families with 250 Case Stories – Nossrat Pesechkian (Tạm dịch: Tâm lý trị liệu tích cực trong cuộc sống hàng ngày: Hướng dẫn phát triển cho cá nhân, cặp đôi và gia đình với 250 câu chuyện tình huống - Nossrat Pesechkian)
Trong cuốn sách này, Pesechkian cung cấp một cái nhìn sâu hơn về cách áp dụng Tâm lý trị liệu tích cực trong các mối quan hệ và các tình huống trong cuộc sống thực, hỗ trợ các cá nhân, các cặp đôi và gia đình sử dụng các kỹ thuật một cách hiệu quả. Nó cũng bao gồm một loạt các trường hợp nghiên cứu mà nhiều người có thể thấy hữu ích.
4. Positive Psychotherapy Workbook – Tayyab Rashid and Martin Seligman (Tạm dịch: Bài tập tâm lý trị liệu tích cực - Tayyab Rashid và Martin Seligman)
Làm theo hướng dẫn từ bác sĩ lâm sàng, cuốn sách này tập trung nhiều hơn vào việc sử dụng thực tế, bài tập, công cụ và can thiệp có thể được sử dụng trong Tâm lý trị liệu tích cực.
5. Savoring: A New Model of Positive Experience – Fred Bryant and Joseph Veroff (Tạm dịch: Savoring - Tận hưởng trải nghiệm tích cực: Một mô hình mới về trải nghiệm tích cực - Fred Bryant và Joseph Veroff)
Cuốn sách này là một bổ sung tuyệt vời cho Tâm lý trị liệu tích cực, tập trung nhiều hơn vào khái niệm thưởng thức những trải nghiệm tích cực và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về việc sử dụng điều này để thúc đẩy những cảm xúc tích cực và niềm vui sống tốt hơn.
5 podcast về tâm lý tích cực và tâm lý trị liệu tích cực
Dưới đây là một lựa chọn các podcast khám phá thêm về Tâm lý trị liệu tích cực, tâm lý tích cực hoặc một số khái niệm cốt lõi mà Tâm lý trị liệu tích cực gói gọn:
Tâm lý học Tích cực: Đưa Khoa học Hạnh phúc qua Tai nghe đến với bạn - Kristen Truempy - Truy cập tại đây.
PositivePsychology.Com: Tâm lý tích cực có thể nguy hiểm như thế nào? - Tiến sĩ Hugo Alberts và Seph Fontane Pennock - Truy cập tại đây.
Sống Hạnh Phúc: Cách xua đuổi những suy nghĩ tiêu cực - Ora Nadrich - Truy cập tại đây.
Trung tâm Greater Good: Tại sao lòng biết ơn mang lại hiệu quả - Christine Carter và Rona Renner - Truy cập tại đây.
Sống Tốt: Tha thứ - Tiến sĩ Rick Hanson - Truy cập tại đây.
5 video về tâm lý trị liệu tích cực
Những video này là nguồn tài nguyên tuyệt vời để tăng sự hiểu biết về một số ý tưởng và khái niệm cốt lõi hình thành nên cách tiếp cận Tâm lý trị liệu tích cực:
1. TEDx – The New Era of Positive Psychology – Martin Seligman
2. The Art of Charm on YouTube – Positive Psychology & the Science of Well-Being with Rob Mack
3. TEDx – Why Forgiveness is Worth It – Sarah Montana
4. TEDx – The Hidden Power in a Breath of Gratitude – Roy Ledbetter
5. TEDMED – The Positive Effects of Positive Emotions – Jennifer Stellar
5 Tài nguyên tâm lý trị liệu tích cực có thể tải xuống
Dưới đây là một lựa chọn các tài nguyên, bảng biểu và bộ công cụ có thể tải xuống hướng dẫn về một loạt các phương pháp và cách tiếp cận Tâm lý trị liệu tích cực:
1. Phát triển thói quen tốt - Nhật ký ghi chép biết ơn 90 ngày
Nhật ký ghi chép nhỏ toàn diện này bao gồm 90 lời khuyên, giai thoại, hướng dẫn và bài tập để giúp bạn tăng thêm lòng biết ơn mỗi ngày. Cuốn ghi chép này dành cho những người muốn thực hành lòng biết ơn nhiều hơn, nhưng không chắc chắn bắt đầu từ đâu hoặc như thế nào.
2. Bảng ghi chép biết ơn “Ba điều tốt lành”
Có thêm một bảng biểu khác tập trung vào lòng biết ơn nữa, ‘Ba điều tốt lành” là một bài tập rất phổ biến - được sử dụng trong Tâm lý trị liệu tích cực. Bảng ghi chép có thể tải xuống miễn phí này cung cấp lời nhắc để thiền về những điều cụ thể - những điều nhỏ bé hay nói cách khác - đã xảy ra trong ngày, tuần hoặc tháng mà bạn cảm thấy biết ơn.
3. Con đường của sự tha thứ - Bài tập Tha thứ
Bài tập cực kỳ toàn diện này là một nguồn thông tin, hướng dẫn và bài tập tuyệt vời để giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò tích cực của sự tha thứ trong nhận thức và mối quan hệ của bạn - cả tốt và xấu. Nó rất chi tiết và toàn diện cũng như có thể giúp bạn phát triển sự tha thứ tốt hơn và lành mạnh hơn.
4. Bài tập ngắn để đồng cảm thấu hiểu
Bảng biểu ngắn gọn và dễ sử dụng này mô tả một vài bài tập khác nhau có thể được sử dụng để giúp mở ra một cuộc đối thoại với sự đồng cảm và giúp các cá nhân phát triển hơn nữa sự đồng cảm của họ. Nó dễ dàng phù hợp với các nhóm khác nhau và hoàn hảo cho bất kỳ ai làm việc với một cá nhân hoặc một nhóm đang muốn tìm hiểu về sự đồng cảm.
5. Tăng truởng sự đồng cảm: Hướng dẫn luyện tập đồng cảm
Đây là một cuốn bài tập chuyên sâu và toàn diện hơn - tìm hiểu sự đồng cảm. Nó bao gồm các thông tin về sự đồng cảm là gì, được khám phá như thế nào trong các bối cảnh khác nhau và các bài tập ngắn để sử dụng với tư cách là một cá nhân hoặc như một người hướng dẫn để phát triển sự đồng cảm hơn nữa.
Lời nhắn nhủ dành cho bạn
Tôi hy vọng bài viết này đã giúp cung cấp cho bạn một góc nhìn sâu sắc và cân bằng hơn về Tâm lý trị liệu tích cực, nó có thể làm gì cho các cá nhân và làm thế nào mô hình có thể có lợi với các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Là một người đi du lịch rộng rãi và tương tác với nhiều nền văn hóa, tôi thấy việc khám phá chủ đề này rất có lợi cho cá nhân tôi, và tôi sẽ quay trở lại trong làm việc và học tập với cách tiếp trải nghiệm đa dạng văn hóa và cách thức các nền văn hóa khác nhau có thể thách thức những trải nghiệm của chúng ta.
Nếu có một điều gì đó mà tôi muốn bạn ghi nhớ sau khi đọc bài viết này, thì đó là cách Tâm lý trị liệu tích cực mang lại sự cân bằng giữa tích cực và tiêu cực mà tất cả chúng ta trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Tâm lý học tích cực nói chung là mang lại sự hiểu biết và cân bằng tốt hơn trên nhiều lĩnh vực khác nhau mà chúng ta tồn tại. Nếu bạn cảm thấy mất cân bằng, Tâm lý trị liệu tích cực có thể là một cách tiếp cận tuyệt vời để khám phá và giúp bạn hiểu rõ hơn về ở đâu, cái gì, tại sao và làm thế nào để giải quyết sự mất cân bằng đó.
Khuyến cáo quan trọng về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung (bằng cách tối ưu hóa quy trình tại hotro.compassion.vn) và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách từ Compassion: www.compassion.vn/booking).
Người dịch: Trang ; Người biên tập: Anh Đào Lê
Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây
Comentários