Một trong những điều khát khao nhất trong tình yêu là mong muốn được chăm sóc cho đối phương. Nhưng không phải lúc nào ý định đó cũng mặc nhiên chuyển thành hành động thực tế đúng cách.
Hãy thử hình dung một đứa trẻ 5 tuổi tình cờ bước vào phòng ngủ của bố mẹ và phát hiện ra mẹ cậu, người mà luôn mạnh mẽ và che chở cho cậu mọi lúc đang khóc. Lúc này cậu bé tìm mọi cách để kìm nước mắt nhưng không thể. Cậu bé khe khẽ xin một cốc nước và hô to lên rằng cậu sẽ chạy xuống lầu để lấy chú thỏ bông của mình.
Trong một mối quan hệ người này có thể có mong muốn trở nên cảm thông và vị tha với đối phương, tuy nhiên lại không biết cách thể hiện lòng mình, điều này dẫn đến việc đối phương cảm thấy lạc lõng, khó chịu và không được yêu thương.
Chúng ta đã tự chuốc lấy rắc rối khi không đủ tinh ý nhận ra những điểm khác lạ mà hầu như không được chú ý đến: Việc định nghĩa về sự giúp đỡ giữa chúng ta đa dạng và chi tiết như thế nào. Chúng ta thường an ủi người khác theo một cách thức bản năng và tự cho rằng đó là cách mà hầu hết mọi người cũng sẽ làm thế để an ủi người khác. Nhưng chúng ta đã lầm, và những phiền muộn ban đầu của đối phương trở nên nhiều hơn bởi cảm giác bị phớt lờ hay bị xem nhẹ, chúng ta lại cho rằng họ thật vô ơn và tàn nhẫn và thề sẽ không bao giờ cố gắng tỏ ra tử tế nữa.
Vậy nên, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là chúng ta cần nắm bắt được cách thức chính xác mà cả bản thân mình lẫn người đối diện cùng cảm nhận được sự chân thành trong việc gửi trao tình cảm.
Những cách thức giúp đỡ khác biệt:
1. Lắng nghe
Có lẽ chúng ta là kiểu người mà khi có chuyện không vui hay trong những thời điểm khó khăn, sẽ cần được bộc bạch hơn bao giờ hết. Những gì chúng ta nói ra không hẳn sẽ theo một trật tự rõ ràng. Đôi khi chúng ta sẽ kể đi kể lại một chi tiết nào đó và đôi khi bỏ qua một vài chi tiết để đi đến phần kết của câu chuyện. Nhưng thật sự thì điều đó không quan trọng lắm, vì thứ chúng ta muốn hơn hết ở đối phương lúc này là ngồi xuống bên cạnh thật lâu và lắng nghe. Chúng ta muốn họ thể hiện sự lắng nghe bằng ánh mắt chứ không phải lời nói, nhìn nhận nỗi giận dữ, cảm thông sự thất vọng, và hơn hết, lựa những thời điểm thích hợp và nhắc rằng “nói tiếp đi…, nghe đây…” hay vài lời khuyến khích nhẹ nhàng.
Và những gì chúng ta tất nhiên không muốn nhận được là những câu trả lời, giải pháp, hay sự phân tích, để họ rút ví, lên kế hoạch dùm chúng ta hay vội vàng lấp đầy những khoảng lặng của chúng ta. Chúng ta muốn họ ngồi xuống lắng nghe bởi vấn đề thật sự mà chúng ta cần hỗ trợ không phải là một giải pháp cụ thể mà chúng ta đề cập đến (vé đỗ xe, chị vợ em chồng, hay giao hàng chậm). Đó là cảm giác bao quát mà hầu hết những người chúng ta gặp gỡ không cảm thấy phiền khi dành thời gian tưởng tượng việc họ ở ngay trong tình huống của chúng ta. Có lẽ có một nguyên nhân từ trước dẫn đến điều này: Bố mẹ chúng ta có thể thực sự chú ý, chăm lo cho chúng ta một cách hiệu quả, nhưng vì một điều gì đó, họ lại muốn trở nên vô tâm và phớt lờ đi theo cách họ thường làm, và ngay lập tức biến những trở ngại chúng ta gặp phải thành một thứ vô lý và bất thường. Giờ thì chúng ta có thể hiểu được một hành động tức thời có thể là một cái cớ để không phải lắng nghe vấn đề thực sự. Đó là lí do tại sao việc lắng nghe trở thành một điều tinh tế trong tình yêu. Chúng ta hầu như sẽ đắn đo trong việc dành thời gian, quay lại điểm kết thúc của câu chuyện, và ngẫm lại một chút, không phải một cách gượng ép, mà vì việc hồi tưởng lại hình thành nên bối cảnh của cách hỗ trợ duy nhất mà chúng ta khao khát và tin tưởng: Sự tiếp thu, chú ý trong tĩnh lặng.
2. Giải pháp
Và một lần nữa, ở một khía cạnh khác, tình yêu có thể không được cảm nhận trừ khi nó đi kèm với những giải pháp chính xác và cụ thể. Sự thông cảm bâng quơ không mang lại lợi ích hiệu quả. Chúng ta đôi khi sẽ muốn lắng nghe những luồng ý kiến về việc nên làm gì tiếp theo, chiến lược nào nên triển khai, chúng ta nên gọi cho ai và làm thế nào để có được câu trả lời. Sẽ hạnh phúc biết bao nếu ai đó nói rằng họ hiểu nỗi đau của chúng ta, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có được một kế hoạch giải quyết. Tình yêu là một tờ giấy với danh sách những gạch đầu dòng do chính người cộng sự của mình viết ra.
Ngoài ra, chúng ta có lẽ sẽ không phản đối bằng chứng là đối phương sẽ dành tiền của mình để góp phần giải quyết những vấn đề của chúng ta. Thời gian lúc này không phải là loại tiền mà chúng ta mong đợi, đôi khi chúng ta sẽ muốn họ trả tiền cho 1 kế toán viên hay 1 vị luật sư – hoặc thanh toán bữa tối ở một nhà hàng sang trọng. Trải qua nền kinh tế khó khăn thời thơ ấu, thì điều này thật sự rất ý nghĩa, chúng ta có thể trông đợi sự chứng minh về tài chính và cảm thấy không an tâm khi chỉ nghe ai đó nói. Những lời nói suông đó cũng dần làm nảy sinh những nghi ngại trong ta. Hẳn ta vẫn nhớ cảm giác xúc động hồi 9 tuổi, ta được một người thân tặng 1 món quà thật đẹp khi ta đang nằm trong bệnh viện sau 1 tai nạn. Họ chưa bao giờ trò chuyện nhiều cùng chúng ta (có lẽ họ khá ngại) nhưng cử chỉ này thật sự gây xúc động. Chúng ta cảm nhận được sự tử tế của họ - như thể lần đầu tiên – chúng ta học được giá trị của một món quà lớn như thế nào.
3. Sự lạc quan
Lại là điều khác biệt nữa, khi kể về nỗi khổ của mình, điều đầu tiên chúng ta muốn được nghe đó là: rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi. Để được quan tâm, những câu chuyện ta kể cũng phần nào trở nên lâm li hơn 1 chút. Khi bi quan, tuyệt vọng tấn công chúng ta một cách dễ dàng, lý do để từ bỏ cũng thường trực hơn. Đối với chúng ta, tình yêu lúc bấy giờ chính là một loại hy vọng.
4. Sự bi quan
Hoặc là, nói cách khác, đó còn là hy vọng có quyền được nổi giận. Và điều làm chúng ta bình tĩnh lại là một buổi đi dạo yên tĩnh khi đang cảm thầy vô cùng bế tắc. Chúng ta không muốn đối diện với nỗi sợ hãi một mình. Chúng ta mong muốn được ở cạnh 1 ai đó dù có trong những tình huống xấu nhất đi chăng nữa như việc kể về các nhà tù, sự phá sản, tin giật gân trên các trang nhất hay thậm chí về sự chết chóc, vẫn giữ được thái độ bình thản: Khi đối phương sẵn lòng để chấp nhận những phần sâu xa nhất, chúng ta mới yên lòng rằng chúng ta không ở trong một mối quan hệ hời hợt, mà đó là một người đủ trung thực để nhận thấy những hiểm nguy và lo lắng cho ta như chính ta đang lo sợ và có lẽ sẽ đồng hành cùng ta kể cả khi ta lầm vào cảnh tù đày.
5. Âu yếm/ sự vỗ về
Đôi khi trước 1 tin không hay, sự vỗ về không phải là cách thể hiện phù hợp nhưng với chúng ta nó có thể là bằng chứng đáng tin cậy nhất của một tình yêu chân thành. Để trấn an tâm trí, chúng ta cần một ai đó đầu tiên đến bên và trấn an cơ thể chúng ta, ôm ta thật chặt và im lặng để chúng ta khép nhẹ đôi mi lại và thả người vào vòng tay vững chãi của họ. Sự giúp đỡ ở tuổi trưởng thành có thể mang đến cho người khác sự gắn kết trong tâm trí, nhưng với chúng ta, nó là một cái chạm êm dịu và nhẹ nhàng và nó gợi nhắc những ký ức thời ấu thơ. Những bậc cha mẹ khôn ngoan hiểu rằng với một đứa trẻ đang đau khổ thì những lời dạy bảo sẽ chẳng nghĩa lí gì bằng việc, đặt chúng vào chiếc giường êm ái, xoa đầu và nhẹ nhàng vỗ về chúng
***
Sự éo le nằm ở chỗ chúng ta rất dễ làm đối phương giận bằng việc quan tâm không đúng cách trong tình yêu – và khi nỗ lực của mình không được trân trọng, ta lại cảm thấy bị xúc phạm đến nhường nào. Giá trị của sự bi quan hay lạc quan, một cái ôm hay một số tiền dường như không được xem là một hành động tử tế với đối phương mà nó gần như được là một sự sỉ nhục khi chúng được trao đi không đúng cách.
Cần thừa nhận rằng có những cách thức giúp đỡ khác nhau ít nhất cảnh báo chúng ta về rủi ro của sự hiểu lầm. Thay vì cảm thấy khó chịu với những nỗ lực của người yêu (và đôi khi là một sự sai lầm lớn), chúng ta có thể hiểu được – có lẽ lần đầu tiên – sự thật đơn giản rằng người đồng hành vụng về này thực tế đang cố gắng để trở nên tử tế. Đổi lại, đầu mối rõ ràng nhất về loại trợ giúp mà đối phương muốn là sự giúp đỡ mà họ đã dành cho chúng ta.
Có vẻ như tình yêu không thể duy trì ở mức độ chú ý đơn thuần mà cần phải liên tục nỗ lực vất vả để biến những mong ước của chúng ta thành sự can thiệp thật sự hiệu quả cùng với tâm lý học và lịch sử con người.
Tình yêu sẽ được nuôi dưỡng bằng sự quan tâm và ủi an. Và hơn hết, bằng sự tinh tế để cảm nhận được điều mà đối phương của mình mong muốn. Sẽ thật khó để chứng minh cho tình cảm chân thành của mình nhưng chúng ta sẽ không bỏ cuộc phải không nhỉ nhỉ?
Chúc các bạn luôn nhẫn nại yêu thương.
Về Bài Viết:
Nguồn bài: Comforting (The Book of Life)
Dịch bởi: Hải Yến - Review: Trang Vũ
Đăng bởi: Compassion.vn/about
Comments