Vào năm 1905, nhà kinh tế học người Ý mang tên Vilfredo Pareto đã chú ý đến một chi tiết về những hạt đậu trong vườn của ông ta: 20% dải đậu nguyên vỏ có thể tách ra thành 80% số hạt đậu. Việc đó ảnh hưởng lớn đến Pareto bởi vì nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của ông ấy cũng đồng thời cho thấy rằng 20% người dân Ý có khả năng làm tăng trưởng 80% sự giàu có của quốc gia này – tỷ lệ sau này trùng khớp với những gì ông ta đã chứng kiến ở Pháp, Đức và Hà Lan. Sự lan rộng đáng ngạc nhiên về tính ứng dụng của nguyên lý này dẫn đến việc hình thành nguyên lý phân bổ Pareto mà hiện tại chúng ta được biết hoặc thông dụng hơn, được gọi là nguyên tắc 80/20, đã được kiểm chứng qua các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và nhà nước về việc 80% sự ảnh hưởng đến từ 20% nguyên nhân (ví dụ như, đối với 1 nhà xuất bản, 20% sách sẽ tạo nên 80% lợi nhuận; hoặc ở ngân hàng, 80% lợi nhuận sẽ đến từ 20% khách hàng và vân vân).
Tuy nhiên điều quan trọng là quy luật 80/20 có thể ứng dụng đối với lĩnh vực kinh tế cũng như trong việc làm vườn, nhưng chúng ta vẫn chưa sẵn sàng áp dụng nó vào nơi mà thực sự giúp ích cho chúng ta nhiều nhất: cuộc sống cá nhân của mỗi người. Và đây cũng thế, chúng ta luôn luôn nhìn thấy một nguyên lý khá giống với nguyên lý phân phối Pareto, tức là 80% nhân tố tích cực được tìm thấy từ 20% nguyên nhân. Hoặc là hơi tiêu cực một chút nhưng mà để rõ ràng hơn thì, 80% đầu vào bị phân tán hoặc là lượng chất bổ dưỡng không đạt yêu cầu. Chỉ 20% của mọi thứ là đáng giá.
Lý do vì sao chúng ta cần tư duy rõ ràng về định luật này là vì chúng ta sống – trong những điều kiện thực tế - có thể sẽ có những trường hợp đối lập. Chúng ta tiếp tục tiến hành giả thuyết rằng mọi thứ chúng ta gặp được trong cuộc sống đều thoải mái, đơn giản, vui tươi, dễ dàng tha thứ – và chúng ta nên ghi nhận rằng sự thất vọng chỉ là con số nhỏ và có thể chấp nhận được. Và rồi, theo một cách rất thường xuyên, những tình huống trái với kì vọng ập đến và buộc chúng ta phải liên tục đối diện với bản chất không hoàn hảo, thậm chí là đáng sợ của cuộc sống. Khi đó, chúng ta than thở vì nản lòng, cay đắng và hụt hẫng.
Việc tiến hành phân tích lượng lớn số liệu thống kê cần đi cùng với sự nghiêm túc, nhận thức đúng đắn, bình tĩnh sẽ khiến chúng ta khôn ngoan hơn trong việc áp dụng kiên định nguyên tắc Pareto 80/20 để nhìn nhận thế giới mỗi khi bắt đầu ngày mới. Một số nguyên lý của nó sẽ trông như thế này:
- Phần lớn của mỗi thành phố thì đều có những thực tế không được xinh đẹp cho mấy, và nó cũng không được lung linh như ta tưởng tượng, điều đó sẽ gây cho chúng ta cảm giác hụt hẫng, đôi khi là một chút xúc phạm đến niềm tin về một "trật tự văn minh đô thị" và trạng thái lạc quan trong mỗi chúng ta
- Đa số các cuộc hội thoại với hầu hết mọi người sẽ cho chúng ta cảm giác hiểu lầm và cảm thấy lạc lõng
- Đa số các ham muốn về mặt thể xác sẽ xảy ra không như dự tính của ta
- Đa số các dự án đều đi sai hướng
- Đa số chính quyền sẽ đều bị tham nhũng và thực dụng
- Môi trường thiên nhiên của chúng ta sẽ bị hủy hoại
- Hầu hết những ngày đều trở nên không như ý muốn
- Đa số các cuộc hôn nhân thì đều thiếu đi sự thấu hiểu lẫn nhau
- Đa số các góc nhìn trong gương đều thảm hại
- Đa số các hành động của ta đối với trẻ con sẽ đi kèm với giận dữ
- Hầu hết các cuốn sách đều tệ hại
- Phần lớn cuộc đời mà chúng ta sống đều là sự lãng phí thời gian
Từ những "sự thật" trên khiến ta không thể phủ nhận tính ứng dụng của định lý Pareto. Nguyên tắc này không phải chỉ là một cái nhìn ảm đạm, u tối, mà hơn thế nữa, nếu chúng ta thực sự chú ý đến nó, thì định lí 80/20 này có thể đảm bảo rằng chúng ta sẽ không còn phải thường xuyên đối mặt với những bề mặt gai góc của cuộc sống nữa. Tất nhiên, việc làm của chúng ta hầu hết là đi sửa chữa những sai lầm; theo một cách hiển nhiên thì cuộc sống yêu đương của chúng ta cũng sẽ không mấy suôn sẻ và hạnh phúc; theo tự nhiên, về những lần quan hệ gây tiếc nuối, chắc chắn rằng nhiều người đang lãng phí thời gian của chúng ta vì sự không hòa hợp trong tình dục. Những kẻ mị dân, những người làm quảng cáo, những người bán rẻ cảm xúc sẽ thúc giục, hối thúc chúng ta, không ngừng khiến chúng ta càng mong muốn được nhiều hơn và luôn cảm thấy chưa đủ. Những lời khuyên vô nghĩa nên được bỏ ngoài tai vì nó chỉ khiến mọi việc trở nên tệ hơn. Chúng ta đã không chú ý đến những giải pháp bất thường mà họ đưa ra, và cuộc sống của ta đang diễn ra thì luôn bị kiểm soát giống như sự vận hành của một nhà máy sản xuất linh kiện hay cũng tương tự như sự sinh sôi nảy nở của thực vật hoặc là sự tăng trưởng lợi nhuận của 1 quốc gia. Chúng ta không cần phải đặt câu hỏi cho các mối quan hệ, công việc hay là bất cứ ai liên quan. Đa số chúng đều không hoàn hảo và nó chính xác là vậy.
Photo by Daria Shevtsova
Nhưng sự thực đáng sợ này, một khi được làm sáng tỏ, sẽ khiến 20% hiếm hoi trở nên đáng giá hơn: những người bạn cởi mở, những đêm tối mà mọi việc đều suôn sẻ, những thành viên gia đình có tư tưởng phóng khoáng và thú vị, những ngày chúng ta cảm thấy mạnh mẽ và có mục đích sống. Đây không phải là quy tắc và cũng không phải là bất cứ điều gì tương tự như thế. Tựa như những miếng nhỏ ngon lành của những mùa vụ chớp nhoáng nhưng cũng đủ xứng đáng để chúng ta tồn tại, và do đó chúng ta phải trân trọng từng chút những 20% nhỏ nhoi ấy và ôm hy vọng trước khi những khó khăn lớn hơn ập tới.
------------------------------
Về Bài Đăng:
Người dịch: Thư Lê Người biên tập: Diệu Hiền
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing
Về Compassion: www.compassion.vn/about
Comments