Lời giới thiệu từ Compassion và người biên tập:
Khi còn trẻ trung giàu sức sống khỏe mạnh, khi có mọi nguồn lực đủ đầy trong tay, khi ta có vô hạn thời gian thì chúng ta có xu hướng mở rộng bản thân về phía trước, bung tỏa ra ngoài, định hướng cho tương lai xa xôi. Vì phóng mình ra bên ngoài nhiều quá nên có đôi khi chúng ta quên mất điều hiển nhiên ngược lại. Đó là bên trong nội lực ta có gì, bản chất cũng như giới hạn nguồn lực chúng ta có, sức sống cũng có chu trình thu hẹp tàn lụi, cái chết đã được ấn định ngay lúc ta vừa ra đời, thời gian đều có hữu hạn 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày cho bất cứ ai.
Nếu có một sự cố bất ngờ từ trên trời rơi xuống làm cho những dự định trong tương lai, nguồn lực và thời gian vô hạn xoay chiều trở thành hữu hạn thì ta đối mặt với điều đó như thế nào? Nếu như một ngày kia bạn bị một tai nạn hay mắc bệnh khiến bạn liệt cả người nhưng thần trí vẫn minh mẫn như Stephen Hawking thì bạn sẽ sống tiếp ra sao? Khi có những thứ khiến ta lực bất tòng tâm hoàn toàn thì thái độ, lối suy nghĩ nào sẽ khiến ta chấp nhận cái hiện thực mà ta đang có và tiếp tục sống với lòng thanh thản, hạnh phúc và nhiệt huyết nhất?
Có lẽ chúng ta không chú ý rằng, phần lớn những gì chúng ta gửi gắm hy vọng gần như được dựng xây trong một thời gian rất dài, trong nhiều tháng hay thậm chí nhiều thập kỷ kể từ lúc này (nếu có): hoàn tất thành công một cuốn tiểu thuyết, một khoản tiền đủ để mua một ngôi nhà hoặc bắt đầu một sự nghiệp mới, phát hiện ra một người bạn đời phù hợp, chuyển đến một đất nước khác. Trong danh sách những hy vọng mãnh liệt nhất của chúng ta, rất ít mục có thể hái quả ngọt trong mùa này hoặc mùa tiếp theo, nói chi là chỉ trong một đêm.
Nhưng đôi khi, cuộc sống đặt chúng ta vào tình huống mà ở đó cách suy nghĩ có tầm nhìn dài hạn và đầy hy vọng của chúng ta trở nên vô dụng. Bạn vừa bị tai nạn xe hơi, nghiêm trọng đấy. Trong nhiều tuần, gần như bạn không thể làm được gì, bây giờ bạn đã hết hôn mê và trở về nhà, nhưng cùng với những cái xương gãy, những vết bầm tím nghiêm trọng và những cơn đau nửa đầu xuất hiện liên hồi. Không rõ từ giờ bạn có thể quay trở lại làm việc hay không. Khi một ai hỏi rằng mọi việc thế nào, một câu trả lời này dường như phù hợp hơn tất cả: “chúng tôi cố gắng được ngày nào hay ngày đấy thôi”.
Hay tưởng tượng hình ảnh một người đã 89 tuổi, nhanh nhẹn về tinh thần nhưng rất chậm chạp bước đi trên đôi chân của mình và thường xuyên đau đớn. Cụ ấy đã bị ngã vào tháng trước và đầu gối trái bị viêm khớp rất nặng. Hôm qua cụ ấy đã đi lại làm vườn được rồi. Hôm nay cụ có thể đến các cửa hàng lần đầu tiên sau một thời gian dưỡng thương ở nhà. Bạn hỏi người chăm sóc rằng cụ ấy giờ như thế nào thì cũng sẽ được nghe câu: “chúng tôi cố gắng được ngày nào hay ngày đấy thôi”.
Hoặc bạn vừa trở thành cha mẹ. Ca sinh nở đã rất khó khăn, em bé bị vàng da và phải truyền máu - và bây giờ, cuối cùng thì, cả mẹ và con đều đã về nhà. Em bé khóc rất nhiều về đêm và cần đến một số loại thuốc làm nặng dạ dày, nhưng đêm qua mọi chuyện ổn và tiến triển có hy vọng, hôm nay, nếu thời tiết ôn hòa, sẽ là cơ hội để làm một chuyến đi dạo đến công viên, để xem hoa thủy tiên. Mọi chuyện thế nào rồi? “Chúng tôi cố gắng được ngày nào hay ngày đấy thôi”.
Những điều này có thể là những kịch bản cực đoan và có một sự thúc đẩy tự nhiên là ta hy vọng rằng chúng ta sẽ không bao giờ gặp phải chúng - nhưng chúng chứa đựng những lời dạy quý giá cho bất kỳ ai có xu hướng bỏ qua những lợi thế, ưu ái trời ban của riêng họ, đó cũng là lời cảnh tỉnh dành cho tất cả chúng ta. Suy nghĩ “cố gắng được ngày nào hay ngày đấy” nhắc nhở chúng ta rằng, trong nhiều trường hợp, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là: hy vọng và cảm xúc rắc rối mà nó có xu hướng mang theo, sự thiếu kiên nhẫn. Bằng cách giới hạn chân trời của chúng ta đúng bằng tối hôm nay, chúng ta đang tự hiến cho mình một quãng đường dài và nhớ rằng một sự cải thiện có thể đạt được tốt nhất khi chúng ta cố buông lỏng tâm trí không chờ đợi nó quá hăng hái. Tâm trạng làm việc hiệu quả nhất của chúng ta có thể nhìn có vẻ như u sầu lặng lẽ, trong đó chúng ta có thể tránh được những cám dỗ của cơn thịnh nộ hoặc hưng cảm và thấm nhuần sự kiên định vừa phải cần thiết để làm những việc khó khăn: viết một cuốn sách, nuôi dạy một đứa trẻ, hàn gắn một cuộc hôn nhân hoặc làm việc đương lúc sụp đổ tinh thần.
“Cố gắng được ngày nào hay ngày đấy” có nghĩa là giảm thiểu mức độ kiểm soát mà chúng ta kỳ vọng để có thể chịu đựng tương lai không chắc chắn. Có nghĩa là nhận ra rằng chúng ta không có năng lực nghiêm túc để rèn luyện ý chí trong nhiều năm và do đó, không nên coi thường cơ hội đảm bảo hoặc một hay hai chiến thắng nhỏ trong vài giờ tới của chúng ta. Từ một góc nhìn mới, chúng ta nên trở nên biết ơn nếu, khi màn đêm buông xuống, không còn những tranh cãi và không còn những cơn co giật, nếu ông trời có đổ mưa xuống thì chúng ta bắt được vài trang sách thú vị để đọc.
Khi cuộc sống nói chung ngày càng phức tạp, chúng ta có thể nhớ buông thư và mỉm cười một chút trên đường đi, thay vì khư khư tiết kiệm nguồn dự trữ niềm vui của chúng ta cho một chung cuộc nào ở đâu đó xa xôi. Giữ mức độ vừa phải cho những gì chúng ta đang chống lại, biết rằng sự hoàn hảo có thể không bao giờ xảy ra và điều tồi tệ hơn có thể sẽ đến với ta, chúng ta có thể cúi mình xuống chấp nhận và tỏ lòng biết ơn hào sảng với một vài món quà nho nhỏ đã nằm trong tầm tay của chúng ta.
Chúng ta có thể ngắm nhìn bằng một năng lượng tươi mới lên những đám mây, con vịt, bươm bướm hay một bông hoa. Ở tuổi hai mươi hai, chúng ta có thể chế giễu lời khuyên này - vì dường như có rất nhiều điều lớn lao hơn, hy vọng hơn những biểu hiện phù phiếm tự nhiên này: tình yêu lãng mạn, sự mãn nguyện về nghề nghiệp hoặc thay đổi chính trị. Nhưng theo thời gian, hầu như tất cả những tham vọng mang tính cách mạng có xu hướng đâm đầu ngõ cụt, có lẽ phần lớn mọi người là thế. Người ta gặp một số vấn đề khó hiểu của các mối quan hệ thân mật. Người ta phải cam chịu khoảng cách giữa một hy vọng nghề nghiệp và các thực tế mình có sẵn trước mắt. Người ta có cơ hội quan sát thế giới thay đổi chậm chạp và phù hợp như thế nào theo hướng tích cực. Một người được giới thiệu đầy đủ mức độ xấu xa và điên rồ của con người - và với một người lập dị, ích kỷ và điên rồ. Và vì vậy, vẻ đẹp tự nhiên có thể mang một màu sắc khác nhau; không còn là một sự xao lãng nhỏ nhoi khỏi một định mệnh thần thánh, không còn là một sự xúc phạm đến tham vọng, mà là một niềm vui đích thực giữa một loạt các rắc rối, một lời mời gọi sắp xếp những lo lắng và tự chỉ trích vào một vùng vịnh bình yên, một nơi chốn an nghỉ nho nhỏ để thắp lên hy vọng ở trong một vùng biển thất vọng; một niềm an ủi trọn vẹn - cuối cùng một người đã sẵn sàng, trên một chuyến đi bộ buổi chiều, cảm thấy biết ơn một cách đúng đắn.
Vincent Van Gogh được nhận vào trại tị nạn tâm thần Saint-Paul ở Saint-Remy ở miền nam nước Pháp vào tháng 5 năm 1889, bị mất trí và cố gắng cắt tai mình. Khi mới bắt đầu ở trại, ông chủ yếu nằm trên giường trong bóng tối. Sau vài tháng, ông đã khỏe khoắn hơn một chút và có thể đi ra vườn. Và chính tại đây, ông nhận thấy, trong một hành động huyền thoại về sự cảm thụ thẩm mỹ sâu sắc, rễ xù xì của một cây thông phía nam, những cánh hoa bung nở trên cây táo, một con sâu bướm trên đường nó đi qua một chiếc lá và - nổi tiếng nhất - sự bung nở của những đóa hoa diên vĩ màu tím hết cụm này đến khóm kia. Trong tay ông, những thứ này trở thành giống như những biểu tượng toàn diện của một tôn giáo mới hướng đến sự tôn vinh chúc tụng cho vẻ đẹp siêu việt hằng ngày đều diễn ra trước mắt chúng ta.
Tác phẩm “Chiếc bình hoa Diên Vĩ” không phải là một nghiên cứu mang đầy tình cảm về một loài hoa thông thường: đó là công việc của một nhân vật quan trọng trong văn hóa phương Tây đang cố gắng đấu tranh làm cho đến cuối ngày mà không khiến ông nhập tâm - và thực sự bám chặt vào, rất chặt bằng tay của một thiên tài, trở thành một lý do để sống.
Quá là bình thường khi giữ chặt tất cả những gì chúng ta muốn. Tại sao chúng ta sẽ ăn mừng đôi chân khập khiễng, khi chúng ta muốn chạy nhảy? Tại sao phải chấp nhận tình bạn, khi chúng ta khao khát đam mê? Nhưng nếu chúng ta đến cuối ngày và không có ai chết, không có tay chân nào bị gãy, một vài dòng đã được viết ra và một hoặc hai điều đáng khích lệ và dễ chịu đã được nói lên, thì đó đã là một thành tựu xứng đáng với vị trí cao tít trên bàn thờ của sự tỉnh táo. Thật tự nhiên và hấp dẫn khi đặt niềm tin vào sự bội thu theo năm tháng dần trôi, nhưng sẽ khôn ngoan hơn thế nào nữa khi mang đến cho tất cả các khả năng của sự đánh giá cao và tình yêu để sở hữu thêm nhiều hơn một thứ mà vừa khiêm tốn nhất và dễ bị loại bỏ nhất, đó là: cái ngày hay khoảnh khắc mà ta hiện đang nắm giữ trong lòng bàn tay.
Khuyến cáo quan trọng về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung (bằng cách tối ưu hóa quy trình tại hotro.compassion.vn) và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách từ Compassion: www.compassion.vn/booking).
Người dịch: Hải Yến ; Người biên tập: Anh Đào Lê
Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây
Comments