AUGUST 29, 2019
Ngày 29 tháng 8 năm 2019
KON TUM PROVINCE, Vietnam - Tác giả: Charles Dunst
I.
Tàn tích sau trận chiến ở Tây Nguyên, Việt Nam. Chất độc màu da cam của quân đội Mỹ đã phá hủy những vùng đất màu mỡ trở nên bị ô nhiễm nặng; các vùng đất gần thành phố Đắk Tô hiện nay tuy đã có thể trồng cà phê và cao su nhưng vẫn còn chứa vỏ đạn, vỏ mìn và radio quân sự. Khách tham quan phải thật cẩn thận khi di chuyển. Những quả bom bướm và mỏ giới hạn có tuổi đời sau hơn nửa thập kỷ sẽ tiếp tục phát nổ, làm xáo trộn những nỗ lực để quên đi.
Cách Đắk Lắk 40 phút đi đường là Đài tưởng niệm chiến tranh phía Bắc Việt Nam hình bút tháp, đối diện là một đền thờ nhỏ hơn dành để tưởng niệm những quân lính phía Nam Việt Nam. Hướng dẫn viên nói với tôi rằng đài tưởng niệm trước đây, là một đền thờ làm bằng đá với dòng chữ được khắc trên hai mặt – Dồng sanh lạc quốc – đều cùng để khẳng định và bác bỏ chế độ của Hà Nội đương thời. Câu nói - Chúng ta đều được sinh ra trong một quốc gia, được dịch dựa theo chế độ chính trị của Hà Nội, để biểu dương lực lượng cộng sản Việt Nam. Hướng dẫn viên đã giải thích với tôi như thế trước khi lên án một cách lịch sự về sự kiện này, “Chúng tôi vừa được sinh ra và vừa mất đi cả một đất nước.”
Nguồn hình: http://www.montagnards.org/
Ở nơi sinh sống của những người sắc tộc bản địa, “người Thượng”, đã phải chịu hình phạt đặc biệt trong suốt thời kì chiến tranh, cuối cùng không chỉ mất đi quốc gia mà còn cả cuộc sống thường ngày của họ. Tên gọi của họ, xuất hiện từ thời kì thuộc địa Pháp, theo cách hiểu dân dã thì được xem là “những người miền núi”, thuộc một bộ phận của bộ tộc Mã Lai - Đa Đảo. Họ là dân tộc có văn hóa và ngôn ngữ, từng có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên nhưng hiện tại khá nhiều người Thượng theo Kito giáo, khác biệt hoàn toàn với đại đa số dân tộc Kinh của Việt Nam. Họ cũng được xem là thành phần dễ bị thay thế. Khoảng 70.000 người Thượng Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ chiến đấu với quân đôi Bắc Việt Nam với các vị trí như lính bộ binh, lính nhảy dù, người chỉ đường và tình báo mật vụ. “Quân đội Hoa Kỳ muốn tôi tham gia và tôi đã đồng ý. Mọi người cũng tham gia” Cựu lính nhảy dù 71 tuổi, Dim đã nói với tôi như thế.
Những người Thượng tham gia vào trận chiến này bởi vì họ tin rằng quân đội Mỹ sẽ cho họ thứ gọi là tự chủ chính trị, hoặc có thể tái định cư tại Mỹ, theo lời hứa của một vài người trong Lực lượng đặc biệt. Nhưng người Thượng lại chịu tổn thất vô cùng nặng nề ; theo các nhà sử học và các nhà lãnh đạo thì hơn 250.000 người chết, và đến năm 1975, 85% ngôi làng bị phá hủy và bỏ hoang.
Nỗi thống khổ của họ càng tăng lên sau khi quân đội Mỹ bỏ trốn và chế độ cộng hòa ở Việt Nam sụp đổ vì những nhà cầm quyền cộng sản đã nhốt họ nhiều năm trời ở trại cải tạo và lao động mà không có đủ thực phẩm, nước uống và thuốc men, nên họ thường bị bệnh.
Cựu lính nhảy dù Uoh, 75 tuổi nói rằng: “Sau chiến tranh, chính quyền cộng sản bỏ tù chúng tôi, từ Pleiku đến nơi này, khắp mọi nơi. Chúng tôi bị trừng phạt bởi bì đã tham gia vao lực lượng của quân đội Hoa Kỳ.”
II.
Chính quyền Việt Nam áp bức những người Thượng, cụ thể bằng luật lệ quấy rối theo hệ thống, lạm dụng và cả giám sát thái quá. Truyền thông nhà nước hầu như không hề che giấu sự miệt thị của chính quyền dành cho người Thượng, thay vào đó tung ra loạt bài báo bài ngoại một cách rõ ràng để cáo buộc dân tộc người Thượng là người của tà giáo mang hệ tư tưởng chính trị tự trị, tất cả chỉ để biến họ thành mục tiêu của việc lạm dụng có pháp lý. Thậm chí có luận điệu cho rằng người Thượng có thể làm ra những tội ác tàn bạo hơn, hãm hiếp, giết người và cả gây truyền nhiễm HIV có chủ đích. Khá nhiều người trong bọn họ, xin tị nạn ở Campuchia và Thái Lan nhưng luôn không thành công.
“Họ vẫn đang theo dõi tôi, quan sát xem tôi đang làm gì, luôn tìm đủ mọi cách để bỏ tù tôi lần nữa, chỉ bởi vì bộ tộc của tôi, tín ngưỡng của tôi và cả bởi vì tôi làm việc cho quân đội Hoa Kỳ.” Uoh đã nói với tôi như thế.
Tôi phải dừng cuộc phỏng vấn với Uoh ngay sau khi một viên cảnh sát cảnh báo với người đàm thoại đi cùng tôi rằng những cảnh sát khác đang tìm một người ngoại quốc (chính tôi). Tây Nguyên không phải là nơi mà các nhà báo có thể đến một cách thoải mái, và tôi đã đặt chân đến nơi này không hề có bất cứ sự ủy quyền nào.
Điều mà chính quyền Hà Nội muốn che giấu là sự san bằng văn hóa – quá trình tẩy trắng dân tộc cộng sản lâu dài – của người Thượng. Theo nhà nghiên cứu James Minahan, nhà nước Việt Nam đã thể chế hóa chính sách bãi bỏ đời sống của nhóm người này.
Chế độ xã hội từ năm 1975 đã giúp cho khoảng 3 triệu người Kinh đến sinh sống tại Tây Nguyên, đẩy người Thượng khỏi những vùng trung tâm – những vùng đất có lợi ích kinh tế cao thuộc bất động sản giờ đây chỉ dành cho người Kinh – nằm sâu trong những ngọn đồi, và có hơi hội đầu tư khan hiếm. Chính phủ cũng cho xây dựng đồn điền cà phê thuộc sở hữu nhà nước, được cung cấp vốn bởi Ngân hàng phát triển châu Á và Ngân hàng thế giới, trên những đất bị tước quyền sử dụng của người Thượng. Ngang qua tỉnh Kon Tum, rất nhiều người Thượng chỉ tay vào những rẫy cà phê với một câu nói: “Đó từng là ruộng đất của chúng tôi.”
“Nhiều lắm, họ lấy của chúng tôi nhiều lắm. Và bây giờ họ đang trồng cà phê.” Cựu tình báo mật vụ Jong 80 tuổi nói.
Dù chỉ chiếm 15% dân số Việt Nam nhưng 70% người Thượng lại sống trong nghèo đói. Khi tôi hỏi Dim rằng liệu ông ấy và làng Ya Tun có nhận được hỗ trợ nào không, ông chỉ cười một cách đau thương cùng với đôi mắt tự bảo vệ chính mình thật đáng thương với mí mắt nhăn nheo.
“Có,” ông đáp lại một cách trầm lặng, và tránh né ánh mắt của tôi. “Tôi già lắm rồi,và chính quyền Việt Nam không cho tôi làm gì bởi vì tôi đã làm việc cho quân đội Hoa Kỳ.” Ya Tun, nơi cách hai tiếng ngồi xe để chạy từ trung tâm thành phố Kon Tum ở vùng sâu Ngọc Hồi, chỉ có thể đến đây bằng xe máy băng qua cây treo có hơi vững chắc. Người dân ở đây không có nước để sử dụng. Vùng đất mà Michael Herr (một phóng viên chiến trường thời chiến tranh tại Việt Nam) đã tạp nên cuốn Dispatches – hay còn gọi là sự sợ hãi không lối thoát: đồng bằng bỗng nhiên trở thành những ngọn đồi trũng, đây cũng từng là nơi xảy ra vô số nhiệm vụ rủi ro cao, mà đơn giản chỉ là: nơi đây từng là nơi xảy ra cuộc chiến tranh Mỹ - "The Amerrican War".
Làng Ya Tun ẩn mình trong những ngọn đồi này, một vỏ bọc không có giá trị với thảm thực vật thưa thớt. Dòng sông thì đã khô cạn, Dim nói với rằng bởi vì gần đây chính quyền vừa mới xây một con đập gần đó. Và ngay cả khi người dân làng Ya Tun muốn tìm cách giải thoát linh hồn của mình bằng cách xây một đền thờ đá, chính quyền đã cấm tiệt chuyện đó.
III.
Người Thượng từ lâu đã gắn bó với quyền tự trị chính trị, nhưng thường kết thúc với những đồng minh bên ngoài. Năm 1945, họ bắt đầu hỗ trợ thực dân Pháp, những người chống lại nhóm độc lập Việt Minh. Chính quyền thực dân đã hứa với người Thượng rằng họ sẽ có độc lập của riêng họ, và đến năm 1946 sẽ tạo ra nhà nước tự trị cho họ với tên gọi Mont Pays Montagnards Du Sud Indochinois.
Người Pháp tiếp tục sử dụng sự ủng hộ của người Thượng cho đến cuối năm 1954 sau Chiến tranh Đông Dương kết thúc. Nhưng khi các phái đoàn từ Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam gặp nhau tại Geneva để chấm dứt chiến sự, không có bất cứ người Thượng nào được đại diện để tham gia. Công ước đã chia Việt Nam thành miền Bắc cộng sản và miền Nam cộng hòa, khiến người Thượng một lần nữa lại trở thành những người không có quốc tịch.
Khi Ngô Đình Diệm được Mỹ hậu thuẫn nắm quyền cai trị miền Nam Việt Nam năm 1955, người Pháp liền rút khỏi. Mặc dù là kẻ tham nhũng và đầy thiếu sót nhưng Ngô Đình Diệm đã hạ bệ tất cả mọi thứ của Pháp - và tất cả mọi thứ của người Thượng - để tiếp tục thiết lập bản sắc miền Nam Việt Nam. Ông ta xóa bỏ quyền tự trị của họ và đem họ đến Tây Nguyên; thay thế tỉnh trưởng của họ bằng người Kinh; tiếp nhận các cựu tiểu đoàn người Thượng từng làm việc cho Pháp vào quân đội của mình, tước bỏ vị trí của các chỉ huy và buộc các binh sĩ phải lấy tên Việt Nam; ra lệnh cấm dạy ngôn ngữ của người Thượng; và bãi bỏ các tòa án, tước quyền sử dụng đất đai và quyền tài sản của họ.
Năm 1956, Ngô Đình Diệm bắt đầu chế độ thực dân của riêng ông ta, thiết lập lại quyền tái định cư cho 1 triệu người Kinh ở Tây Nguyên, đồng thời tìm cách đồng hóa người Thượng thành xã hội chính thống Việt Nam. Một số chính sách của ông ta đã nhanh chóng đổi tên các làng, xã, sông, núi của người Thượng thành tên tiếng Việt tương tự. .
Do đó, người Thượng bắt đầu tổ chức xã hội một cách chính trị: họ đã viết thư cho Ngô Đình Diệm cùng với sự bất bình của họ, không phải nói về sự thay đổi chính sách mà là việc bắt giữ các nhà lãnh đạo của người Thượng; các cuộc biểu tình đã chịu sự áp bức. Đến năm 1964, phong trào người Thượng đã trở thành Mặt trận Thống nhất Giải phóng các chủng tộc bị áp bức (FULRO), một nhóm nổi dậy có hệ thống tổ chức bắt đầu tiến hành các cuộc tấn công quân sự chống lại Nam Việt Nam.
Sau này, người Mỹ đã tham gia vào trân chiến ở Tây Nguyên cũng góp sức cùng với người Thượng trong cuộc đấu tranh này, bao gồm cả những người trong tổ chức FULRO.
“Đây chính là chủ nghĩa dân tộc thiểu số - ethnonationalism,” William Chickering - cựu binh Mũ Nồi Xanh - Green Berets đã viết. Đây là một hệ tư tưởng mang đến chân giá trị và hy vọng cho người Thượng hơn là chủ nghĩa Mác, đồng thời có sức kêu gọi họ hơn nhiều so với lời kêu gọi thống nhất Việt Nam.
Hoa Kỳ cấm binh lính hỗ trợ tổ chức FULRO, nhưng Chickering nói rằng anh ấy và những đồng đội khác cho phép các đồng minh bản địa hỗ trợ đạn dược và vũ khí. Nhưng ngay cả những người lính Mỹ có thiện ý tốt cũng đã chạy trốn khỏi Việt Nam vào năm 1973, bỏ lại những đồng minh mà họ ca ngợi là những kẻ hung tợn, những kẻ thích đánh nhau, những kẻ có tài đánh người bẩm sinh. Một số người Thượng vẫn tiếp tục chiến đấu mà không có quân đội Mỹ trong vô vọng, khi Việt Nam đã thống nhất dưới lá cờ búa liềm vào năm 1976. Bất chấp những lời hứa trước đây về quyền tự trị của người Thượng, ngay lập tức sau khi thống nhất, Hà Nội bắt đầu tái định cư nhiều người Kinh hơn đến ở Tây Nguyên, gây thêm thiệt hại cho Ngô Đình Diệm, và cũng bỏ tù các nhà lãnh đạo của người Thượng. Một số người tránh bị bắt đã trốn vào rừng, ở nơi chứa những gì còn lại của FULRO. Tước hiệu của họ sẽ sớm bị tàn phá bởi bệnh tật và các cuộc tấn công của Việt Nam. Một số người sau đó đã trốn sang Campuchia, và phải đối mặt với sự thù địch từ chính quyền thành phố Phnom Penh Hà Nội và người Khmer Đỏ còn sót lại.
FULRO tiếp tục chiến đầu đơn độc trong nhiều năm trước khi đầu hàng trước quân đội gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc vào năm 1992. Với tổ chức từng có lên đến hàng ngàn người tham gia, giờ chỉ còn lại 400 người.
Nhưng số người Thượng còn lại ở Tây Nguyên vẫn bị ảnh hưởng bởi luật lệ của FULRO, dù nhiều người nói rằng họ không có bất cứ liên quan nào đến tổ chức này.
“Chúng tôi không làm việc cho FULRO, nhưng những người cộng sản nghĩ rằng chúng tôi như vậy”. Cựu lính nhảy dù Uoh nhớ lại khi nhắc đến một nhóm cựu chiến binh tập trung tại Kon Đào ở ngoại ô thành phố Kon Tum. Cuộc chiến, họ nói, là một thời kỳ hỗn loạn, mà họ tìm cách giành lấy quyền tự trị của họ, quyền lợi mà họ tin rằng người cộng sản sẽ không bao giờ cho phép họ có được điều đó; họ nghĩ rằng việc liên kết với người Mỹ là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này.
Mặt khác, sự liên minh này khiến người cộng sản nghĩ rằng người Thượng là dân tộc nổi loạn, biến họ thành nhóm người thuộc "đội quân thứ năm" cần phải bị đàn áp. Chính quyền Hà Nội dường như tin rằng nếu không áp chế người Thượng một cách đúng đắn, thì họ sẽ nổi loạn, phá vỡ chế độ chuyên chế Việt Nam.
Phó giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Châu Á, ông Phil Philon nói với tôi rằng sự giận dữ của người Thượng về việc bị cướp mất đất đai để cho những người Kinh sinh sống và xây dựng các công ty liên quan đến quân sự bị chính quyền coi là hành vi phản cách mạng. Hầu như mọi thứ người Thượng làm được chính phủ Việt Nam diễn giải bằng sự thù địch chính trị lịch sử, mặc dù chiến tranh đã kết thúc từ lâu.
IV.
Khi đội quân FULRO đầu hàng, họ đều có một điểm đến cuối cùng trong tâm trí.
“Họ không có nhiều bạn bè,” Đại diện của Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc cho biết vào thời điểm bấy giờ, vô tình đưa ra sự đánh giá có lẽ chính xác nhất về vị trí của người Thượng trên thế giới. “Họ đã quyết định rằng họ muốn được tái định cư thành một nhóm ở Hoa Kỳ.”
Những người Thượng này có thể đã chọn Hoa Kỳ vì cảm giác gần gũi giữa cộng đồng của họ và người Mỹ. Cựu binh Mũ Nồi Xanh - Green Berets tiếp tục ca ngợi lòng trung thành, ý thức về nghĩa vụ và Kitô giáo của người Thượng, trái ngược với sự dũng cảm của họ là sự vô ơn của công chúng Mỹ. Những người Thượng mà tôi có cơ hội cùng nói chuyện cũng đã mô tả người Mỹ tương tự như vậy.
Hoa, một cựu điệp viên 78 tuổi, tươi vui hẳn lên khi tôi hỏi anh ta về các đồng minh cũ của mình, đến nỗi anh ta, cùng với nụ cười đến mang tai trên khuôn mặt màu bánh mật, chỉ lặp đi lặp lại một từ tiếng Anh duy nhất mà anh nhớ: “Texas! Texas! Texas!”
Phần lớn những người lính Thượng này không bao giờ đến Hoa Kỳ được. Trong lúc phỏng vấn một vài người trong số họ, tôi đã phải làm rõ, thường xuyên lặp đi lặp lại rằng cả tôi và chính phủ của tôi đều không chịu trách nhiệm về lời hứa này, và tôi không phải là một vị cứu tinh đưa ra sự giải thoát cho họ dưới hình thức một cuộc sống của người Mỹ, mà chỉ báo cáo lại cho cấp trên theo những gì được sai bảo.
“Sẽ đi đến đó, đến Hoa Kỳ, đó là những gì người Mỹ đã hứa,” Uoh đã nói với tôi. Nhưng khi quân đội Mỹ trốn khỏi Việt Nam vào năm 1973, họ không mang theo bất cứ người Thượng nào; và phải mất thêm 13 năm nữa trước khi Hoa Kỳ mở cửa cho họ. Việc hạn chế cho tái định cư bắt đầu vào năm 1986, và đến năm 1994 đã giảm đáng kể, vì Hoa Kỳ đã tạm hoãn lại chương trình, nhanh chóng bắt đầu lại vào năm 2002.
Một số người Thượng mà tôi nói chuyện đã xin tái định cư và bị từ chối, thường là vì họ đã bỏ lỡ thời hạn. Vì hầu hết các nhà ngoại giao và nhân viên cứu trợ nước ngoài không được phép vào Tây Nguyên, nên điều đó không hề gây bất ngờ khi nhiều người Thượng không bao giờ biết những vấn đề liên quan đến nhà nước quan trọng này. Ngoài ra, một trở ngại bổ sung là sự trừng phạt của cộng sản. Dim không bao giờ nộp đơn xin tái định cư vì ông sợ bị phát hiện và sau đó lại bị tra tấn hoặc cầm tù: “Đó là lý do tại sao tôi không muốn thử.” Tóm tắt lại, chỉ khoảng 1500 trong số 70000 quân đội đồng minh người Thượng của Mỹ có thể sinh sống tại Mỹ.
“Chúng tôi đã chiến đấu cùng họ từ năm 1962 cho đến năm 1973. Chúng tôi yêu quý họ.” cựu binh Mũ Nồi Xanh - Green Berets Jim Morris đã viết vào năm 2003. Trong suốt thập kỷ đó, một nửa số người đàn ông ở độ tuổi đi quân sự đã hi sinh trong chiến dịch của chúng tôi.
Ông cho biết thêm: Vào năm 1968, có 2 triệu người Thượng ở Việt Nam và hiện có 750 nghìn người và con số vẫn đang tiếp tuc giảm. Họ đang ở trong địa ngục. Chúng ta bỏ mặc họ trong địa ngục.
V.
Tác giả người Mỹ gốc Thượng, H'Rina DeTroy, con của một người tị nạn chiến tranh Việt Nam, nhớ lại khi còn bé chỉ nhìn thấy dân tộc của mình trong một tập của đài National Geographic – đầu tiên, cô đã viết những dòng, miêu tả họ là những người phụ tá không thể hiểu được đối với người Mỹ. và cuối cùng cô nói, là những kẻ man rợ hay người thuộc thời kì tiền sử, người săn bắn và hái lượm thời hiện đại.
“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy khuôn mặt hoặc tên của chúng tôi trong truyền hình, phim ảnh hoặc sách. Các đoạn văn trong sách giáo khoa có một vài đoạn về Chiến tranh Việt Nam, và tôi hiểu một cách mơ hồ rằng mẹ tôi đã đến Hoa Kỳ từ nơi đó. Tuy nhiên, không có bất cứ thông tin nào thêm về người Thượng. Bên cạnh tập phim tài liệu đó của National Geographic, chúng tôi đã trở thành người vô hình.
Và trong khi một số cựu binh Mũ Nồi Xanh - Green Berets vẫn ủng hộ người Thượng, tiếng nói của các cựu chiến binh từ lâu đã không nghe thấy, chỉ vang vọng một cách mờ nhạt ở trong hội trường của Mỹ. Vào mùa xuân năm 2019, tôi đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội bình luận về vai trò của người Thượng: mong muốn của họ, vang vọng suốt gần nửa thập kỷ không được người Mỹ nhìn thấy, về các vấn đề nhân quyền của người Thượng.
Hoa Kỳ đặt ra các vấn đề về quyền con người, tự do tôn giáo và tuân thủ luật pháp với Chính phủ Việt Nam các cấp, người đại diện phát ngôn nói với tôi như thế.
Việc thiếu sự can thiệp này có lẽ là do Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác về thương mại và an ninh, với việc trước đây coi an ninh là một bức tường chắn đối với Trung Quốc, và cũng do sự chỉ định. Có một số bất hòa trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam không thể lường trước được, nhưng không có chính quyền nào có quyền đủ để giáng cấp các quan hệ. Mối quan hệ này là một mối quan hệ đối tác đang phát triển, và là mối quan hệ mà Hoa Kỳ không sẵn sàng để mạo hiểm thay mặt cho người Thượng. Theo cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius, đòn bẩy của việc người Mỹ liên quan đến việc đối xử với người Thượng là hầu như không có.
Nhưng trong khi tổng thống George W. Bush và Barack Obama hoàn toàn quên mất người Thượng, ông Trump bằng cách nào đó đã xoay sở để lại gạt bỏ họ một lần nữa.
Người Thượng ở Hoa Kỳ từ lâu đã không chính thức được miễn trục xuất. Nhìn bên ngoài có vé như chính quyền Hà Nội tỏ ý không mong muốn, nên trong nhiều năm đã từ chối cấp giấy thông hành cần thiết cho việc trục xuất họ; còn Hoa Kỳ cho phép họ ở lại đó. Nhưng năm 2017, Việt Nam đã ngầm chịu sức ép của Hoa Kỳ và bắt đầu chấp nhận những người Thượng bị trục xuất, tất cả đều là con của những người lính đồng minh Hoa Kỳ, và đang bị buộc quay trở lại đất nước mà họ trốn chạy, và một trong đó sẽ nơi mà họ có thể sẽ bị bức hại.
Chuh A, con trai của một người lính đồng minh người Mỹ đã dành gần một thập kỷ trong trại cải tạo sau chiến tranh, đến Hoa Kỳ khi còn là một đứa trẻ 13 tuổi vào cuối những năm 1990, và giống như hầu hết người Thượng, anh định cư ở Bắc Carolina, gần căn cứ của Mũ Nồi Xanh - Green Berets tại Fort Bragg.
Vào cuối những năm 20 tuổi, anh ngồi tù ba năm vì tội buôn bán thuốc lắc làm mất hiệu lực cư trú vô thời hạn, còn được gọi là thẻ xanh. Trước đây, anh ta không theo đuổi quyền công dân, vì tin rằng mình - giống như tất cả người Thượng trước khi ông Trump nhậm chức - không thể bị đánh bại. Vì vậy, khi anh bị giam giữ bởi Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) vào năm 2016, trong khi Barack Obama là tổng thống và người Thượng không thể bị trừng phạt, anh ta cho rằng cuối cùng sẽ được thả ra. Thay vào đó, sau cuộc bầu cử Trump và áp lực rõ ràng về phía Hà Nội, anh ta đã bị trục xuất - sau 13 tháng bị giam giữ ICE - đến Việt Nam vào năm 2017 và ngay lập tức phải đối mặt với sự quấy rối của cảnh sát.
Chuh có một câu hỏi cho tôi khi lần đầu tiên gặp nhau ở Thành phố Hồ Chí Minh: Tại sao tôi lại ở đây?
VI.
Bằng cách nào đó, mối quan hệ của người Thượng đối với người Mỹ vẫn còn sâu đến mức đáng kinh ngạc, đặc biệt là ở Bắc Carolina, nơi một số cựu chiến binh tái định cư tiếp tục tin tưởng vào đất nước đã bỏ rơi phần lớn anh em dân tộc của họ, lớn lao đến nỗi họ đã cố gắng hỗ trợ hết sức cho một liên doanh quân sự Hoa Kỳ gây xấu hổ thế kỷ 21. Ngay sau sự kiện ngày 11 tháng 9, một tiểu đoàn cựu binh đến từ Tây Nguyên của Việt Nam, Lào và Campuchia, tình nguyện tham gia quân đội Hoa Kỳ ở Afghanistan, từ một bài đăng trên một diễn đàn cựu chiến binh. Họ muốn trả tiền. Tất cả những gì họ yêu cầu chỉ là phương tiện vận chuyển đến khu vực, đạn dược và một điều kiện cuối cùng: rằng tiểu đoàn của họ sẽ thay thế một số lượng lính Mỹ tương đương.
Yêu cầu, dù được các cựu chiến binh Mỹ ca ngợi trên trực tuyến, đã bị từ chối. Lời từ chối biểu hiện thái độ về mối quan hệ chung của người Thượng Hoa với Hoa Kỳ. Cái sau sử dụng cái trước, mà lòng trung thành không có giới hạn, khi sự tiện nghi và theo đuổi các mục tiêu rộng lớn hơn, chỉ để loại bỏ họ khi hoàn thành nhiệm vụ - hay đúng hơn là trong trường hợp của Chiến tranh Việt Nam: trên cả nhiệm vụ là sự kiệt sức.
Người Thượng rõ ràng không có gì khác trong ý thức của người Mỹ khi so với suy nghĩ liệu họ có thay đổi hay không sau chiến tranh. Họ chỉ xuất hiện trong các câu chuyện kể về chiến tranh Việt Nam được thần thánh hóa của chúng ta với tư cách là một bộ lạc không có tên tuổi. Nhưng đối với cộng đồng của những con người dần tiến tới bờ tuyệt chủng này, nước Mỹ cùng với những giấc mơ gắn liền – về tự chủ chính trị và tự do cá nhân - là tất cả, và có lẽ tất cả những gì còn sót lại của họ.
Comments