top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảXuân Phạm Văn

Nạn Nhân Hóa và Thủ Phạm Hóa

Đã cập nhật: 7 thg 12, 2020

Ngồi chờ một lúc, không thấy chiếc bàn của mình được lau, sau khi cô chủ quán đã rất tinh tế dọn ngay mấy ly tách còn vương lại, để tôi kịp ngồi. Tôi biết rằng họ đã quên. Và quyết định lấy chiếc khăn tay ra lau vệt nước còn đọng.

- Trời, em quên lau bàn! - cô chủ quán tinh tế quan sát thấy. - Xin lỗi! Xin lỗi! À không sao! - Tôi bất giác bật ngay ra miệng mấy câu ấy.

Xong tự nhiên ngồi thần ra mất một phút để nghĩ: vì sao mình lại bật ra câu xin lỗi ngay lập tức như thế? Suy nghĩ ấy, thôi thúc tôi viết về chủ đề này, thứ đã ở trong đầu tôi hàng tháng qua (có khi là cả năm): Nạn Nhân Hóa và Thủ Phạm Hóa.


Câu 'xin lỗi' được bật ra một cách vô thức ấy, không chỉ đơn giản là một phép lịch sự. Tôi nhận ra tôi rất thường xuyên bị như vậy.


Chẳng hạn, có một lần, tôi bị người ta va quẹt vào, ngã xuống đường, vừa ngồi được dậy, thứ tôi nói đầu tiên: Xin lỗi, xin lỗi! Trong khi, người va phải tôi, đang gấp rút dựng chiếc xe lên, nhìn tôi với ánh mắt ái ngại và cũng đang rối rít giải thích, kèm câu: Xin lỗi!


Đúng hay sai, chưa bàn đến, cái tôi muốn bàn đến, là thói quen: Nhận lỗi về mình ngay lập tức của mình. Nó được bật ra như một thói quen, mà có lẽ không phải thói quen, nó là một 'mô thức', một 'niềm tin' đã có từ rất lâu... có thể là đã ăn sâu vào... tiềm thức. Dù trong tất cả các tính huống ấy, sau khi đủ bình tĩnh, tôi đều đủ sáng suốt để nhận ra: mình có lỗi hay người khác có lỗi. Nhưng một khi cái mô thức ấy, được 'lên cò súng' (trigger) thì lý trí vô dụng.


- Khi một dự án có mình tham gia thất bại/không hoàn thành, tôi ngay lập tự tự trách chính mình. Mà quên mất việc ngồi lại nhìn ra xem thực sự điều gì đã làm dự án không hoàn thành như ý. - Khi người yêu tôi khóc, tôi tự nghĩ rằng là do có phần lỗi của mình. Quay về tự trách chính mình mà bỏ lơ việc chăm sóc cho người ấy. - Khi thế giới bị bệnh dịch, tôi nghĩ tôi là một phần lý do. Quay về đổ lỗi và cắn rứt chính mình thay vì tự an ủi qua giải đoạn khó khăn chung.


Tôi gọi đó là: Thủ Phạm Hóa.


Ta có xu hướng nhận lỗi về phía mình, coi mình là nguyên nhân của các vấn đề. Bất chấp sự thật là gì.


----


Vậy còn Nạn Nhân Hóa. Nạn Nhân Hóa là một mô thức, một niềm tin trái ngược với Thủ Phạm Hóa.




Có những người (bao gồm cả chính mình, đôi khi), có xu hương đổ lỗi, luôn nghĩ nguyên nhân đến từ người khác, bản thân mình chỉ là nạn nhân, là người gánh chịu mọi thứ bị đưa đến.


- Khi dự án công việc có họ thất bại, họ nghĩ: Mình đã làm tốt thế mà những người khác làm công sức của mình đổ sông đổ bể. - Khi mối quan hệ của họ đổ vỡ, họ cho rằng người khác đã không đủ trân trọng. - Khi cuộc sống đi xuống, họ cho rằng họ bất hạnh. - Khi loài người dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh... họ cho rằng loài người (không bao gồm họ) tệ hại. ...


Trong những tình huống đó, họ luôn là người bị hại. Luôn là người đáng thương, cần được chăm sóc, ưu tiên.


Nó thường là một thứ: Nảy ra ngay lập tức - như một thói quen, một niềm tin cố hữu.


----

Hai mô thức ấy: Nạn Nhân Hóa, hay Thủ Phạm Hóa. Theo tôi, đều đến từ một: Niềm tin lệch lạc, không lành mạnh.


Niềm tin ấy có thể đến từ một kết quả của quá trình trưởng thành: - Người có xu hướng Nạn Nhân Hóa được 'dạy dỗ' theo kiểu: "Cái ghế nè, chết nè, mày làm cháu bà ngã nè!", "Tao không biết con tao làm gì mày, nhưng hễ mày đánh con tao thì tao đánh mày"... - Người có xu hướng Nạn Nhân Hóa tạo ra một vỏ bọc niềm tin rằng họ là nạn nhân, để: Được yêu thương, chăm sóc, được che chở và được an toàn. - Người có xu hướng Thủ Phạm Hóa, được 'dạy dỗ' theo kiểu: luôn bị đổ lỗi trong mọi tình huống, bị chỉ trích bất kể lý do (đôi khi là đến từ người đang chỉ trích), hạ thấp giá trị cá nhân của họ bằng cách so sánh hoặc cho rằng họ không có gì tốt đẹp. - Người có xu hướng Thủ Phạm Hóa tin rằng: 'tiên trách kỷ hậu trách nhân' - nhận lỗi về mình là tốt để tiến bộ, để có trách nhiệm... Và họ có xu hướng đánh đồng các vấn đề với chính mình. Một cách thái quá.


Và đương nhiên, cả hai xu hướng đều thiếu lành mạnh. Nhận thức được nó, là bước đầu tiên để đi đến:


Tôi là nhân vật chính của cuộc đời, có lúc tôi là nạn nhân, có lúc tôi là thủ phạm, có khi tôi bị đời đánh bầm dập, có khi là do tôi tự khuấy động đời mình. Có lúc tôi là nhân vật chính diện, có khi tôi phản diện.

Tôi lành mạnh nhìn nhận mình như thực sự là...


Có lúc cần nói xin lỗi, có khi cần cảm ơn!


 
Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết

Sẽ đến lúc nào đó trong đời chúng ta sẽ chạm tới ngưỡng khủng hoảng bản sắc cá nhân. Bạn sẽ đứng trước câu hỏi lớn của cuộc đời:

  • Bây giờ tôi có phải là tôi không?

  • Nếu tôi không phải là tôi thì tôi là ai?

Nếu có lúc nào đó bạn thấy mình KHÔNG-LÀ-AI-CẢ thì hãy nhìn vào những dấu vân tay trên đôi bàn tay mình, và cả những đường chỉ tay trong lòng bàn tay. Nơi đây đã ghi dấu ấn rành rành, không thể chối cãi về bản sắc riêng biệt của bạn mà không bất cứ ai trên đời này sở hữu giống y chang bạn. Hãy tự tin giơ tay khẳng định “Tôi là chính tôi!”


Hãy đến cùng Compassion làm nên dấu ấn của riêng mình trong chương trình “Becoming Me - Hành Trình Trở Thành Chính Mình“



 

Bài viết nằm trong chuyên mục: Opinion - Góc Nhìn Cá Nhân, của Compassion.vn

Được viết bởi: Phạm Đại Bàng

155 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

コメント


bottom of page