top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảAnh Dao Le

Làm Thế Nào Để Sử Dụng Nghệ Thuật Và Phát Triển Đời Sống Tinh Thần

Đã cập nhật: 1 thg 12, 2020

Nghệ thuật trong vai trò nhìn nhận, thể hiện và hiểu cảm xúc của bản thân

Ẩn sau mỗi một hành vi nói chung của chúng ta là một cảm xúc thúc đẩy hành động. Lực kích động phía sau cảm xúc lại là tư duy hay diễn giải trong não bộ của chúng ta. Bên dưới lớp suy nghĩ lý trí lại là niềm tin nằm sâu thẳm ở vùng tiềm thức, vô thức. Đây là logic trong mỗi hành động của chúng ta. Vì tầng lớp chúng ta dễ quan sát nhận thấy được nhất là thông qua hành động thể hiện ra bên ngoài và còn phải thông qua lớp tư duy và cảm xúc nên ta thường khó dò ra được niềm tin ẩn sau hành động đó. Cho dù chúng ta kiên nhẫn và thành thạo trong việc nhận ra niềm tin nào thúc đẩy hành động vô thức của ta thì việc tái lập trình niềm tin mới lành mạnh hơn cũng rất gian nan. Vì đơn giản là niềm tin đó đã ăn rễ sâu dày trong tiềm thức tạo thành hành động tự động theo thói quen thâm căn cố hữu rồi.



Do đó, cách tiếp cận của chúng ta để thay đổi niềm tin trong tiềm thức là phải thiết lập hành vi mới. Thay đổi hành vi thông qua suy nghĩ cũng là cách tiếp cận đúng đắn. Tuy nhiên tốc độ của suy nghĩ cực nhanh trong khi đó tốc độ của công cụ để phát ra hoặc ghi nhận nó là thông qua lời nói hoặc chữ viết lại quá chậm nên khả năng cao là suy nghĩ sẽ vụt qua mà chúng ta không hề hay biết. Hơn nữa suy nghĩ lại là phần bị ý thức kiểm soát chặt chẽ theo khuôn mẫu tư duy. Để làm được việc thay đổi niềm tin gốc thông qua thay đổi hành vi thì chúng ta tác động lên lớp kế cận của hành vi là cảm xúc sẽ khả dĩ hơn. Lý do một phần là vì cảm xúc bản thân nó có một thành phần mang tính bản năng liên kết với tiềm thức, vô thức và ít bị ý thức kiểm soát đó là cảm giác - chính là cảm xúc biểu hiện trên cơ thể thông qua biểu cảm, cảm nhận bên trên và bên trong cơ thể.


Như phần thảo luận bên trên, tính chất bản năng của nghệ thuật là “Đừng nghĩ nữa! Hãy làm đi!” nên việc chạm đến cảm xúc và ngay cả suy nghĩ của mỗi người trong chúng ta là rất tự nhiên dù là trong thưởng thức hay sáng tạo nghệ thuật. Một biểu tượng của sân khấu mà chúng ta đã từng biết là một mặt khóc một mặt cười cũng đã thể hiện tính đầy cảm xúc trong nghệ thuật biểu diễn rồi. Mỗi khi thưởng thức hay sáng tạo nghệ thuật dù bằng bất cứ hình thức nào như ngắm tranh, xem phim, nghe nhạc, hát, múa, viết văn, làm thơ, diễn kịch, cắm hoa, làm đồ thủ công, nặn tượng, điêu khắc, ngửi mùi hương, nếm một món ăn… chúng ta đều tự nhiên trải nghiệm mọi cung bậc của cảm xúc, của thiên tính chân thực của mình.


Khi trải nghiệm nghệ thuật một cách thụ động bằng cách thưởng thức hay chủ động bằng việc tự sáng tạo thì chúng ta mặc nhiên đã nhìn nhận và thể hiện cảm xúc của chính mình. Còn về phần hiểu cảm xúc thì sao? Phần này cũng rất quan trọng giúp chúng ta liên kết với tầng tư duy và niềm tin bên dưới ý thức. Nếu làm tốt cả ba việc nhìn nhận, thể hiện và hiểu cảm xúc thì chúng ta sẽ giải phóng niềm tin, hàng rào phòng vệ sai lệch nhanh hơn để thiết lập lại cơ chế cảm xúc, suy nghĩ, tinh thần lành mạnh.


Vì vậy sau khi có bất kỳ trải nghiệm nghệ thuật nào chúng ta hãy dành tặng thêm cho mình một khoảng thời gian để tự chiêm nghiệm và phản ánh lẫn nhau trong nhóm tin cậy về ý nghĩa ẩn bên trong mỗi sáng tạo nghệ thuật.

  • Tại sao mình lại sử dụng màu sắc này, chất liệu này, đường nét, hình dạng này… khi vẽ tranh?

  • Tại sao mình lại đàn hát lên giai điệu này, với cao độ, trường độ, nhịp độ, tông giọng, nhạc cụ này, ca khúc này…?

  • Tại sao cơ thể mình lại chuyển động, múa may, nhún nhảy theo dáng điệu này, tốc độ này,...? (bạn có thể tìm hiểu thêm về ý nghĩa của chuyển động với từ điển chuyển động Laban - Laban Movement Analysis).

  • Tại sao mình lại thích và sử dụng mùi hương này?

  • Tại sao mình ưa thích khẩu vị chua, cay, mặn, đắng, ngọt hoặc phương pháp chế biến, nguyên liệu món ăn này hơn,....?

Cuối cùng, chúng ta cần nhận ra sự khác biệt khi thưởng thức, trải nghiệm, sáng tạo nghệ thuật thực sự tuôn chảy (trạng thái Flow) hay đó chỉ là hành động máy móc, khô cứng. Chúng ta đều có thể từng nhận ra mình đang hát, đàn, múa, vẽ, viết, nấu ăn… chỉ thuần túy là hành động bề ngoài mà chẳng đặt tâm tư, tình cảm, tinh thần vào đó. Đây không phải là hành động mà từ đầu bài tới giờ chúng ta hướng tới. Mục đích của chúng ta là cởi bỏ lớp áo giáp phòng thủ tâm lý, phơi bày thể hiện cảm xúc, suy nghĩ cả tổn thương hay cảm hứng sáng tạo thực sự của mình. Để đạt được mục đích này, chúng ta hãy luôn ý thức mỗi khi ta rơi vào việc trải nghiệm nghệ thuật “đóng kín” kiểu như thế này. Rồi sau đó chủ tâm quay lại với trải nghiệm nghệ thuật “cởi mở” để giải phóng bản thân.

Tự trải nghiệm cảm xúc thông qua nghệ thuật như thế nào?

Nếu các bạn chưa thể hiện tốt cảm xúc của bản thân và muốn thử nghiệm cách thức trải nghiệm cảm xúc tự nhiên bằng nghệ thuật thì có ba hướng tiếp cận:

  • Đối với vấn đề tâm lý cần thăm khám chuyên môn thì các bạn nên tìm kiếm nhà trị liệu nghệ thuật có chuyên môn

  • Nếu bạn chưa tự tin tự sáng tạo nghệ thuật thì cách dễ nhất là tham gia các khóa học ứng dụng nghệ thuật hay trị liệu nghệ thuật hiện có để có không gian an toàn khuyến khích bạn chạm vào nghệ thuật để hiểu bản thân và chữa lành

  • Các bạn có thể tự thiết kế trải nghiệm việc chữa lành cảm xúc thông qua nghệ thuật nếu thích tự mày mò học hỏi

Với cách tiếp cận thứ ba thì vài gợi ý sau có thể hữu ích:

  • Chọn một, hai hình thức nghệ thuật nào bạn thích nhất, hay ưa thưởng thức nhất và dễ dàng ‘phiêu’ cùng nó

  • Tìm kiếm thông tin hướng dẫn cách sáng tạo đầu ra của hình thức nghệ thuật mình ưa thích

  • Tự tay làm theo quy trình sáng tạo bất cứ đầu ra nhỏ nhất nào của hình thức nghệ thuật đã chọn

  • Trong khi thực nghiệm và cảm thụ sáng tạo nghệ thuật hãy tìm ra “nguồn mạch”, “dòng chảy” của chính mình (hay gọi chung là trạng thái “Flow” theo Lý thuyết Dòng chảy - Flow Theory). Đó là khi đứa trẻ chân thực trần trụi mạnh mẽ bên trong bạn được phô bày.

  • Chiêm nghiệm lại (Reflection) với bản thân và người đáng tin cậy để hiểu cảm xúc, suy và niềm tin sâu bên dưới sáng tạo nghệ thuật

  • Lặp lại chu trình đến khi nhuần nhuyễn và mở rộng sang hình thức nghệ thuật khác


Tôi tin là mỗi một con người bẩm sinh đều là nghệ sĩ. Vì chẳng có ai là người lớn có mức độ phơi bày bản thân thuần khiết, thiên chân và mong manh như một đứa trẻ mới sinh cả. Chẳng ai lộ diện trước người khác trần trụi cả về cơ thể, cảm xúc, suy nghĩ, tinh thần hoàn toàn và đẹp đẽ đến vậy. Bản thân mỗi đứa bé là một tác phẩm nghệ thuật thuần khiết, tự nhiên, tuyệt vời của chính cuộc sống này. Do đó, nếu khi trở thành người lớn ta lỡ có quên thuần tính bẩm sinh của mình thì hãy một lần nữa tự sáng tạo, tự trải nghiệm nghệ thuật để thấy, nghe, ngửi, nếm và chạm lại con người nghệ sĩ đích thực của mình. Chúng ta không thể trốn tránh bản chất nghệ sĩ của chính mình. Hãy tin là nó luôn bên cạnh chúng ta, nhất là mỗi khi chúng ta đau khổ, tổn thương, yếu đuối, khủng hoảng và hoang mang nhất.


 

Bài đăng liên quan hoặc cùng chủ đề

  1. Liệu Pháp Thơ Ca - Poetry Therapy

  2. Thơ Ca Có Thể Chữa Lành Vết Thương Lòng Hay Không? Sáng Tác Thơ Để Thẩm Thấu Và Đi Xuyên Qua Nỗi Đau

  3. Liệu Pháp Viết (Writing Therapy): Sử Dụng Một Chiếc Bút, Một Tờ Giấy Để Phát Triển Bản Thân

  4. Trị Liệu Viết Biểu Đạt Là Gì? Phương Thức Trị Liệu Bằng Nghệ Thuật Để Vượt Qua Chấn Thương Tâm Lý

  5. Mindfulness-Based Art Therapy - Lợi Ích Của Trị Liệu Nghệ Thuật Dựa Trên Thực Hành Tỉnh Thức

  6. Music Therapy - Trị Liệu Bằng Âm Nhạc Là Gì Và Cách Hoạt Động Như Thế Nào

  7. Art Therapy Mask - Công Cụ Sử Dụng Mặt Nạ Trong Trị Liệu Bằng Nghệ Thuật

  8. Dance Movement Therapy - Trị Liệu Thông Qua Nhảy Múa/Chuyển Động Là Gì? Áp Dụng Như Thế Nào?

  9. Art Therapy - Sử Dụng Nghệ Thuật Để Chữa Lành Như Thế Nào? Lịch Sử, Ứng Dụng & Đào Tạo Ở Đâu?

  10. Art Therapy - Liệu Pháp Nghệ Thuật Giúp Đỡ Những Người Mắc Hội Chứng Tự Kỷ Như Thế Nào?


 
Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết Tại Việt Nam:

- Cái Tổ Nhỏ: Cái Tổ Nhỏ là tổ hợp giáo dục nghệ thuật và ứng dụng nghệ thuật trong phát triển con người với các khóa học múa, kịch, yoga và workshop dành cho các bé và gia đình.

Workshop Khơi nguồn sáng tạo với kịch ứng tác

- Bạn gặp khó khăn trong việc ứng đối nhanh? Chuyện xảy ra nửa tiếng rồi bạn mới nghĩ xong một câu đáp trả thú vị? - Bạn thường diễn tập nhiều dạng tình huống trong đầu và cách ứng xử, nhưng khi tình huống xảy đến thật thì bạn “trớt quớt"? - Bạn cứ lặp đi lặp lại một lối mòn suy nghĩ hay khó tìm được cảm hứng trong tư duy sáng tạo?

Hãy thử trải nghiệm kịch ứng tác đi thôi! Vì cuộc sống làm gì có kịch bản đâu?

Kịch ứng tác là kịch không có sẵn lời thoại. Khi lên sân khấu, các diễn viên tung hứng, ứng tác với nhau bằng những sáng tạo của mình trong giây phút hiện tại, cũng như cuộc đời vậy.


- Vietnam Dance Movement Therapy:

- Hành Trình Hạnh Phúc: Khóa học Nhận Biết Cảm Xúc Qua Vi Biểu Cảm Khuôn Mặt

- Compassion.vn:


Cuộc sống là một hành trình hạnh phúc. Để có được hạnh phúc với người này phải mưu cầu. Với người khác phải chiến đấu. Với bạn là tình yêu, với tôi là hi vọng. Thỉnh thoảng là vui, đôi khi là buồn. Mỗi người là một hành trình hạnh phúc. Có những người đuổi theo, có người dừng lại. Có những người mơ tưởng, có người im lặng. Có những người chẳng làm gì cả Chỉ đơn giản là đón nhận, hít thở. Hành trình là hạnh phúc, hạnh phúc là hành trình.


Thông qua việc viết, chúng ta có thể viết về vui, về buồn, về tình yêu, về hi vọng... về bất cứ thứ gì. Nếu vậy việc viết cũng là một hành trình hạnh phúc.   


Ở workshop này, thông qua việc viết, chúng ta sẽ đến với một hành trình của mỗi người. Xuất phát từ chính bạn, đi từ sự thấu hiểu bản thân bạn, kết nối với chính mình, đến gầy dựng lòng tin ở bản thân, rồi bước sang yêu - thương chính mình. Rồi cùng nhau viết nên một hành trình hạnh phúc.



106 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários


bottom of page