top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảXuân Phạm Văn

TIEN LE – TÔI ĐÃ LÀM 16 CÔNG VIỆC TRONG KHI VẪN THAM GIA HỌC TOÀN THỜI GIAN NHƯ THẾ NÀO

Đã cập nhật: 5 thg 10, 2018

Tôi đến Mỹ khi tôi chỉ sắp bước sang tuổi 18. Một phần yêu cầu trong học bổng của tôi là làm việc 20 giờ (1) như một trợ lý sinh viên. Tôi nhớ rất rõ việc scan và gửi giấy tờ việc làm để hỏi xin chữ ký của bố mẹ mình (những người ở cách xa tới 7,859 dặm) – bởi vì tôi vẫn dưới 18 tuổi. Và sau đó khoản tiền lương đầu tiên tới, tôi đã đăng tải một bức ảnh chụp cái phiếu lương $311 lên Facebook (trước khi việc bảo mật dữ liệu là một vấn đề lớn) và huyên thuyên về sự thích thú của mình về “tháng lương đầu tiên ở Mỹ”, nó nhiều hơn bất cứ công việc nào mà tôi đã từng làm như là gia sư, viết lách hoặc nhân viên sự kiện ở trường trung học. Một người bạn bình luận rằng: “Họ không gọi đó là “salary” (2)  ở Mỹ. Nó là “paycheck” (3). Một người khác nói: “ Một người mới tốt nghiệp đại học ở Việt Nam sẽ không thể có mức lương cao như thế mỗi tháng.” Tôi cảm thấy có một chút tự hào, hay nói đúng hơn là một sự may mắn.



Kể từ đó đến  nay, tôi đã có được một tấm bằng Cử nhân và một bằng Thạc sỹ, đã đi qua hơn 30 bang từ Florida đến Alaska, và đã làm… 16 công việc trong vòng 6 năm qua. Một số chỉ vì tiền, một số không được trả lương, một số thì mức thù lao không tốt lắm. Làm từ admin văn phòng, thực tập sinh phóng viên tin tức, trợ lý sản xuất video đến người trông trẻ, người trông chó, nhân viên du lịch, bồi bàn, thu ngân, trợ giảng sau đại học, thực tập sinh marketing... bất cứ điều gì bạn có thể nghĩ ra. Đó là khoảng thời gian mà cơ thể tôi gần như vỡ vụn và não tôi muốn nổ tung. Đó là khoảng thời gian mà tôi đã khóc rất nhiều, bởi vì tôi đã cố gắng để diễn đạt những suy nghĩ (tuyệt vời) của mình, nhưng những từ ngữ cứ bị kẹt lại và tiếng anh của tôi nghe thật ngu ngốc. Điều hài hước là, càng trải nghiệm nhiều, tôi càng cảm thấy mơ hồ với việc tôi muốn làm gì với cuộc đời mình. Giữa những sự lựa chọn tuyệt vời ấy. Nhưng tôi cũng biết chính xác những việc mà tôi không muốn làm, chẳng hạn như phục vụ bàn hoặc phóng viên tin tức (tôi không có ý xúc phạm đâu, những người bạn làm báo của tôi ạ!).

Còn đây là tôi của bây giờ, rời khỏi trường 2 tháng và bắt đầu công việc toàn thời gian đầu tiên của mình. Tôi đã từng cực kì may mắn khi mọi việc đều diễn ra như tôi mong muốn, nhưng không có sự may mắn nào xảy ra nếu thiếu đi sự chăm chỉ. Thú thực, tôi được học thẳng lên Thạc sỹ sau khi tốt nghiệp đại học bởi vì việc săn tìm việc, vì đạt được những thành tựu tốt nhất, vì quá trình làm việc, và những năm cuối đại học cực vui...tựa như là một khối lượng công việc không thể tin được. Tôi vẫn luôn nghe được từ bạn bè rằng không có nhiều cơ hội công việc ở ngoài kia, đặc biệt là cho những sinh viên quốc tế khi khó khăn trong việc xin tài trợ visa. Không kể đến việc một công ty quyết định tài trợ, cũng không có quá nhiều may mắn với chương trình “visa xổ số” (4).

“We often miss opportunity because it’s dressed in overalls and looks like work” - Thomas Edison đã từng nói. 

Cá nhân tôi cũng ủng hộ quan điểm của ông ấy – luôn luôn có những cơ hội nếu chúng ta tìm kiếm. Chúng có vẻ như sẽ hiệu quả, bởi vì ta phải làm gì đó để đạt được chúng. Nó có thể là việc làm 16 công việc trong 6 năm trong khi vẫn tiếp tục theo học toàn thời gian ở trường, di chuyển 50 dặm để đến một chỗ thực tập không lương trong khi vẫn làm việc bán thời gian vào buổi tối để bù lại tiền xăng xe, hoặc ứng tuyển hơn 40 công việc mỗi ngày trong hàng tháng trời, trong khi vẫn tham dự các khóa học online trên Lynda và Coursera sau khi tốt nghiệp.

Dù bất kể thế nào, tôi muốn bạn tiếp tục. Đừng bao giờ cảm thấy dễ dàng bằng lòng và ngừng cố gắng , bởi vì tôi quả quyết với bạn rằng: sẽ luôn có điều gì đó thú vị hơn đang chờ đợi bạn.

---- Ghi chú cho bản dịch: (1) Có lẽ ý tác giả là 20 giờ/tuần (2) Salary: khoản tiền lương được trả cố định hàng tháng hoặc hàng năm, không thay đổi dựa trên số giờ làm việc (3) Paycheck: chi phiếu để trả lương, tiền lương của bạn sẽ được trả sau theo kỳ (4) Chương trình "visa xổ số": (nguyên gốc là “visa lottery system”) Một chương trình được Chính phủ Mỹ lập ra kể từ năm 1990 nhằm đa dạng hóa dân nhập cư vào Hoa Kỳ với việc cấp 55 000 thẻ xanh mỗi năm bằng cách chọn ngẫu nhiên công dân ở các nước có lịch sử tỷ lệ nhập cư vào Mỹ thấp trong vòng 5 năm trước đó

---- Thông tin thêm về bản dịch Người dịch: Nhi Trần

61 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page