top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảDiệu Khanh

Lắng Nghe Những Điều Trẻ Chưa Thể Nói


Lời giới thiệu từ Compassion và người biên tập: Có con có lẽ là một trong những trải nghiệm mang đến nhiều hạnh phúc cũng như thay đổi và trưởng thành trong cuộc đời của một người. Những nụ cười, ánh mắt, hành động, lời nói yêu thương của con trẻ có thể khiến xua tan mọi mệt mỏi và là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nhưng bên cạnh đó, chúng cũng có những lúc khóc lóc, ăn vạ, vô lý và nói những lời làm bạn tức giận và không thể hiểu nổi. Đôi khi chỉ là vì chúng chưa thể diễn đạt được đúng ý của bản thân, và chúng ta - những người làm cha làm mẹ - cần lắng nghe chúng một cách sâu hơn - lắng nghe những điều mà trẻ chưa thể nói. 

Có ý kiến cho rằng những cha mẹ không thể lắng nghe con mình đủ sâu sẽ chuyển từ vai trò người mẹ hoặc người cha bình thường sang, trong trường hợp nhẹ nhàng nhất, là nổi cáu - và tồi tệ nhất là trở nên tàn nhẫn. Rốt cuộc, điểm mấu chốt của trải nghiệm làm cha mẹ dường như là xoay quanh những tiếng ồn: tiếng khóc liên hồi, tiếng kêu than, những yêu cầu đòi hỏi, tiếng la hét, các loại câu hỏi và cáu giận. Những cơ hội chốt lại để được yên tĩnh - cho một chặng đường dài nhiều năm - thì không đáng để trở thành một phụ huynh cực đoan. Nói thêm rằng, việc một người không lắng nghe, có vẻ như một lời chế nhạo vô lý để làm hao mòn đi dấu tích cuối cùng của sự tỉnh táo.

Mặc dù đã phải đối mặt với nhiều mức độ ồn ào, một bậc phụ huynh có thể - được cho rằng - vẫn lỡ bỏ qua một dấu hiệu gì đó từ con trẻ. Thật vậy, có thể có rõ ràng một âm thanh lộn xộn chói tai trong gia đình vì tín hiệu liên tục bị mất. Mọi thứ trở nên ồn ào bởi vì, ở đâu đó trong hỗn hợp tạp âm ấy, là một trạng thái các bậc cha mẹ trở nên bị điếc ở cấp độ mãn tính.

Đây không phải là lỗi của bất cứ ai cả. Có một thứ trẻ em không thể làm được ngay từ đầu đó là nói rõ ràng và chính xác về những gì khiến chúng cảm thấy khó chịu. Chúng hầu như không hiểu tâm trí của chính mình, nói gì đến việc hiểu những người khác. Chỉ nắm bắt một cách đơn giản nhất những gì chúng đang trải qua, chúng không có cơ hội diễn giải về cảm xúc của mình cho những người xung quanh theo cách có thể thuyết phục hoặc cảnh báo chính xác đến một người lớn đang bị kiệt sức hoặc bận rộn. Phong cách giao tiếp của chúng xoay quanh trạng thái từ rất bực bội đến hoảng sợ; có thể là như sau:


Bạo lực: Ước gì bà sẽ chết đi... Em bé nên bị để vào trong thùng...

Gây tổn thương: Mọi người chỉ nghĩ về bản thân mình thôi... Mọi người nhàm chán thật đấy....

Xấu tính: Julie là một đứa bại não...

Nổi loạn: Con không bao giờ trở lại trường học nữa...

Bất hợp lý: Con không quan tâm đến việc chúng ta đến Tây Ban Nha, con ghét ở đây.

Không có lý lẽ: Con chỉ muốn bố mở hộp sữa chua của con thôi...

Nếu cha mẹ thỉnh thoảng bịt tai lại, thì đó không phải vì họ tệ, mà là vì những gì đang được nói đến như đang phạm vào hy vọng của họ đối với con cái mình - và rộng hơn là về bản chất con người. Dường như, sau những hy sinh phi thường từ phía mình, những bậc cha mẹ này lại đưa đến trái đất một sinh linh thiếu tử tế, hư hỏng, vô duyên, cầu kỳ, chán nản và khá kỳ quặc. Không phải quá nhiều thông tin đến nỗi cha mẹ chưa nghe thấy, mà là họ đang ở trong trạng thái hy vọng rằng những gì đứa trẻ đang nói không thực sự đúng, và sẽ không như vậy nếu nó bị vùi dập nhanh chóng và thẳng thắn. Điều này giải thích cách thức tinh vi cho việc không lắng nghe của cha mẹ: trong vô số khoảnh khắc, họ tránh xa một thông điệp kỳ quặc của trẻ, khuyến khích để khiến trẻ nhạy cảm hơn hoặc, nói một cách thô lỗ, là "bình thường hơn". Những điều sau đây có thể xảy ra:

Trẻ: Con đang cảm thấy buồn.

Cha mẹ: Buồn gì mà buồn, con không thể buồn được, giờ là những ngày nghỉ.

Trẻ: Con thật sự lo lắng.

Cha mẹ: Con à, giờ thì thật nực cười, không có gì đáng sợ ở đây cả.

Trẻ: Con ước không có bất cứ một ngôi trường nào.

Cha mẹ: Đừng trở nên khó ưa như vậy. Con biết là chúng ta phải rời khỏi nhà lúc tám giờ mà.


Trẻ: Con không thể chịu nổi Sam, nó quá mập, ngớ ngẩn và xấu xí.

Cha mẹ: Nào, nói như vậy không hay chút nào, Sam là em trai của con mà!


Nhắc lại: không phải là cha mẹ bị điếc, đó là sự sợ hãi, sợ rằng đứa trẻ đang nói điều gì đó không phù hợp với bất kỳ hiểu biết nào về sự bình thường hay lành mạnh. Cha mẹ sợ hãi trước những gì đứa trẻ đang biểu lộ, những cảm xúc hoặc hành vi sẽ khiến tương lai của chúng trở nên rất khó khăn: chúng có thể trở thành một kẻ giết trẻ em, một kẻ chủ mưu, một kẻ trầm cảm, một kẻ thần kinh, một kẻ hoảng sợ hoặc một kẻ phạm tội. Họ lo lắng rằng đứa con yêu dấu của họ có thể trở thành một người không lịch sự trước những người có quyền lực hoặc không bao giờ có việc làm, cuộc sống của chúng bị hủy hoại bởi những đòi hỏi không tự nhiên và bởi những cuộc nổi loạn quá mức. Đó là lý do tại sao những phụ huynh này không có tâm trạng bình tĩnh để lắng nghe âm mưu giết bà hoặc không bao giờ trở lại trường học, sự thất vọng với phần băng trên búi tóc hay sự khủng bố của một động vật rừng rậm ẩn nấp dưới ghế sofa. Không phải là họ không quan tâm, chỉ là họ đang trong cơn hoảng loạn về việc đứa con của họ có thể trở thành người như thế nào.

Điều này cho thấy có một lộ trình để thoát ra khỏi tình trạng điếc. Bản chẩt không phải là việc không lắng nghe, mà trước hết là về mối quan hệ của cha mẹ với cái gọi là bình thường. Đó là việc mở rộng ý thức về trạng thái của một người ra một phạm vi rộng hơn nhiều so với những hành vi trước đây có thể đã xem xét; về việc thấy rằng ngay cả khi lành mạnh thì cũng vẫn có rất nhiều chỗ cho sự điên rồ, nó có thể - được dùng với một trí tưởng tượng phong phú - khá bình thường khi chúng ta tức giận với một người đến mức mà chúng ta nghĩ rằng muốn giết họ hoặc chúng ta có thể ngưỡng mộ ai đó và đồng thời ước gì vứt được họ vào thùng rác. Lắng nghe là về việc có sự tự tin bên trong để cho phép một đứa trẻ - miễn là cần thiết - được hơi lạ một chút, trái ngược một chút, bực bội một chút và lạc lõng một chút; tất cả những thứ mà đều thuộc về sức khỏe và sự phát triển thông thường.

Cha mẹ càng dàn xếp được "tính bất thường" của sự lành mạnh sẽ càng có thời gian cho những tin tức lạ thường đúng đắn phát ra từ thế hệ trẻ. Họ sẽ cảm thấy rằng họ có thể bình tĩnh lắng nghe những tuyên bố độc đáo mà không để nền tảng của sự văn minh đi xuống. Họ có thể, để đáp lại những thông điệp nhất định, trả lời một cách công bằng:


- "Có lẽ con đã thực sự hy vọng bà sẽ có thể đến sinh nhật của con. Mẹ nghĩ tất cả chúng ta đều muốn bà ở đây..."


- "Mẹ nghe nói rằng mẹ đã làm con phật ý rất nhiều theo một cách nào đó... Mẹ không biết làm thế nào nhưng mẹ yêu con rất rất nhiều và có lẽ con sẽ có thể nói cho mẹ nghe một chút..."


-"Con rất hay cáu gắt khi giờ con có em trai rồi và mọi người khá rối quanh em. Mẹ đã có cảm giác như vậy khi dì Jane chào đời - dù vậy thì bây giờ mẹ và dì ấy lại thân như những người bạn. Một ngày nào đó có thể con sẽ hòa thuận ở bên Sam. Nhưng từ giờ đến đó là một chặng đường khá dài..."


Chúng ta càng lắng nghe những thông điệp "kỳ lạ" mà trẻ gửi cho chúng ta, chúng sẽ càng ít kháng cự hơn. Chúng ta càng lắng nghe, trẻ càng có thể im lặng. Một đứa trẻ nói rằng chúng muốn đốt cháy ngôi trường thực ra không hề muốn đốt cháy ngôi trường, chúng muốn được chúng ta lắng nghe sự thất vọng sâu sắc mà trường học đang gây ra cho chúng. Chúng sẽ chỉ trở thành một kẻ đầu trò nếu chúng ta tiếp tục không lắng nghe - hoặc không nghe đầy đủ với óc hài hước phù hợp. Tương tự như vậy, với một khoản chi phí đáng kể, một đứa trẻ đã được bay đến Tây Ban Nha, nhưng ngay tại ngày đầu tiên ở bãi biển, chúng nói rằng chúng không thích ở đây và ước gì chúng được ở nhà, chúng sẽ không trở nên vô ơn như vậy nếu như có một người không phiền lòng mà hỏi tại sao chúng lại cảm thấy buồn, nếu một người có thể đủ mạnh mẽ bên trong về khả năng làm cha mẹ của mình sẽ quỳ xuống và nói "hãy nói cho cha/mẹ biết thêm về lý do tại sao con không muốn ở đây nữa được không..." Đứa trẻ chỉ muốn có một cơ hội để chia sẻ sự thất vọng, sự phấn khích và nỗi sợ hãi lẫn trong sự phấn khích đó. Chúng chỉ muốn được nghe thấy rằng tâm trạng bỡ ngỡ ngạc nhiên khi phải xa nhà ra gần biển của chúng được xác nhận bởi một người mà chúng tin tưởng. Và một khi đã được lắng nghe, chúng gần như chắc chắn sẽ lao đầu vào những con sóng, sẽ thích thú với những chiếc bánh churros và sô cô la nóng vào bữa sáng, chúng sẽ nhớ chiêm ngưỡng những cây cọ tại sân trước của khách sạn và ánh đèn đẹp mắt ngay hồ bơi. Chúng ta cần một cơ hội cảm thấy buồn để có thể có khả năng có được hạnh phúc đích thực; chúng ta cần phải có thể nói rằng chúng ta muốn cả thế giới chết dần dần để có thể trở nên có trách nhiệm và tử tế một cách sáng tạo.


Điều mà các bậc cha mẹ khó-lắng-nghe quên mất là những trạng thái cảm xúc đó, đặc biệt là những cảm xúc khó, luôn luôn yếu dần đi khi được bộc lộ ra. Nếu cha mẹ lắng nghe cẩn thận hơn khi một đứa trẻ nói chúng ghét giáo viên đến mức nào, thì chúng có thể sẽ không muốn trở nên táo tợn ở trường nữa. Nếu chúng được phép rên rỉ thêm một chút về bà, chúng có thể không ngại đến thăm nhân vật gắt gỏng này nhiều đến như vậy. Trạng thái cảm xúc trở nên ít gay gắt hơn, không mãnh liệt nữa, ngay khi mà những cảm xúc đó được nhận diện. Chúng ta chỉ hét lên khi không có ai nghe, chứ không bao giờ vì đã được chú tâm lắng nghe cả.


Kiểu lắng nghe giàu trí tưởng tượng này là cốt lõi định nghĩa của tình yêu và việc thu hút tâm trí của một ai; chúng ta có thể định nghĩa nó như một năng lượng để hiểu được ẩn ý đằng sau những gì mà ai đó đang nói - điều mà có thể nghe rất đột ngột, bối rối hoặc tàn bạo - để xác định một ý nghĩa hoặc ý định sâu sắc hơn, gần như chắc chắn là nhân từ hơn và đáng được cảm thông hơn. Điều này đúng với cả các mối quan hệ người lớn cũng như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi chúng ta nói rằng chúng ta ghét bụng dạ của nửa kia, thì hầu như đều không phải như vậy; chúng ta hiếm khi nói những điều nghiêm khắc, xấu xa với một người ngoại trừ khi chúng ta có nhiều tình cảm với họ. Nó thường là một dấu hiệu của niềm hy vọng to lớn rằng điều đó bị tan vỡ hoặc bị lung lay. Chúng ta không ghét nửa kia của mình, chúng ta ghét phải phụ thuộc vào họ. Chúng ta sợ rằng họ giữ chìa khóa hạnh phúc của chúng ta. Điều chúng ta thực sự cố gắng nói với họ là: "Tớ sợ rằng tớ yêu cậu rất nhiều và cậu có thể khiến tớ lo lắng rất dễ dàng". Nó chỉ là một nghịch lý của bộ não con người mà một cảm xúc như vậy có thể xuất hiện bằng câu sau: "Hãy biến mất và chết đi".


Về mặt này, lắng nghe người khác có thể có nghĩa là nghiêm túc khi người đó nói trong khi không nhất thiết phải bám sát vào từng từ của họ. "Tôi ghét bạn", có thể có nghĩa là "Tôi yêu bạn"; "Tôi không quan tâm", có thể có nghĩa là "Tôi rất sợ hãi". Một số điều quan trọng có thể được nói với chúng ta, nhưng ý nghĩa đầy đủ của nó có thể nằm ở phía sau của những từ đã được nói ra. Chúng ta có thể, cùng với việc lắng nghe, cần phải phiên dịch một chút. Nhiều ngôn ngữ nước ngoài bị đánh đố với những gì người dịch gọi là "những người bạn giả" - những từ trong ngôn ngữ này cho thấy một ý nghĩa nào đó trong khi dịch ra thì sự thật là có ý nghĩa khác. Từ baldo trong tiếng Ý khi phát âm giống từ "bald" - "hói" trong tiếng Anh trong khi nó thực sự có nghĩa là "dũng cảm". Từ tiếng Pháp "monnaie", nghe có vẻ giống "money" - "tiền" nhưng trong khi thực tế nó đề cập đến sự thay đổi lỏng lẻo. Một trong những bước quan trọng để học ngoại ngữ thành công là làm quen với việc giảm thiểu hàm ý "rõ ràng" của một số từ nhất định và buộc bản thân phải nỗ lực hơn trong việc xác định ý nghĩa thực sự của chúng. Chúng ta cũng cần thực hành một cái gì đó rất giống như vậy khi tiếp xúc với trẻ em. Ở đây cũng vậy, một ngôn ngữ nước ngoài có thể có đầy "những người bạn giả", những từ và cụm từ mà ý nghĩa không phải là những gì chúng ta có thể giả sử ban đầu - và chúng ta cần một cuốn từ điển để giúp chúng ta thực hiện nhiệm vụ dịch thuật quan trọng. Trong một tương lai lý tưởng, chúng ta sẽ có những thiết bị nhỏ gắn trong tai có thể dịch được những câu chữ của trẻ em thành những gì chúng thực sự muốn nói. Chúng ta sẽ nghe (thông qua các thiết bị bằng thép kín đáo của chúng ta) không phải những gì chúng nói một cách công khai, mà là những gì chúng đang cố gắng để giao tiếp. Và lý tưởng nhất là chúng cũng có một chiếc như vậy, vì thử thách của dịch thuật dĩ nhiên luôn là hai chiều.

Cho đến thời điểm đó, chúng ta sẽ phải dựa vào cảnh giác tự nhiên của mình. Khi một đứa trẻ nói điều gì đó xâm phạm cảm nhận về sự bình thường của chúng ta, chúng ta không nên dập tắt mọi thứ và chỉ cần trả lời: "Wow, nói cho mẹ biết thêm một chút nữa đi..." Khi chúng ta nghe một tuyên bố rất mạnh mẽ nhưng không ngờ (như là "Đứa bé nên bị chôn sống..."), chúng ta nên dám nói rằng: "Có lẽ điều con thực sự muốn nói là...'' Khi trẻ tuyên bố: "Con ghét tất cả mọi người" thay vì vặn lại "Con tức giận như vậy là xấu lắm nhé", chúng ta có thể trông rất điềm tĩnh và phê bình: "Mẹ có thể thấy con ắt hẳn là đang rất thất vọng...". Đồng thời, chúng ta nên bắt đầu lưu ý mức độ thường xuyên xảy ra, mặc dù ở cạnh con cái chúng ta, chúng ta phải cố gắng không để thực tế của trẻ bước vào ý thức của mình, mức độ thường xuyên mà chúng ta phản ứng lại trước một trong những cảm xúc của trẻ và nhanh chóng kết luận lại là không hợp lý, không chính xác hoặc không thể chấp nhận được.


Một trong những mong muốn sâu sắc nhất của con người là được người khác lắng nghe con người của mình. Chúng ta có thể bổ sung thêm: chúng ta không cần người kia nhất thiết phải đồng ý với tất cả cảm xúc của chúng ta hay phải chạy theo chúng, nhưng điều chúng ta khao khát là họ có thể dành một chút thời gian để lắng nghe chúng. Chúng ta càng được lắng nghe, chúng ta càng yên lặng hơn. Hầu hết các hành vi được xem là xấu đối với trẻ em đều không thực sự là vậy. Những hành động đó vô ích một cách tuyệt vọng, nhưng đó là cách phản ứng hoàn toàn dễ hiểu khi chúng ta không thể nghe thấy những gì trẻ - cho đến lúc đó - chưa có thể nói rõ ràng hoặc nói theo cách ngoại giao.

 

Khuyến cáo quan trọng về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vnđược thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung (bằng cách tối ưu hóa quy trình tại hotro.compassion.vn) và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách từ Compassion: www.compassion.vn/booking).

 

Người dịch: Diệu Khanh

Người biên tập: Trang

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

121 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page