top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảXuân Phạm Văn

Vì Sao Hướng Nội Là Nhà Diễn Thuyết Tài Ba?

Người hướng nội thường ưu tiên việc nhìn vào bên trong nội tâm mình, dành sự chú ý vào những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Điều này không có nghĩa là họ không có khả năng chú ý đến những gì diễn ra xung quanh, chỉ là đối với họ thế giới nội tâm của họ thì gây tò mò và đáng chú ý hơn.


Danh hiệu người hướng ngoại nhiều lần được đặt ngang hàng với một ngôi sao diễn thuyết cừ khôi. Và tôi nhận ra điều này không hẳn hoàn toàn đúng. Không bởi việc một ai đó cảm thấy dễ dàng để đứng trước đám đông sẽ mặc nhiên họ cũng là một nhà diễn thuyết phi thường. Sự thật là, rất nhiều nhà diễn thuyết tuyệt vời là người hướng nội và họ nắm bắt được phong cách diễn thuyết của mình. Có thể kể đến vài cái tên như Ghandi, Winston Churchill, Tổng thống Barack Obama, Eleanor Roosevelt, và Abraham Lincoln. Là một người hướng nội nên được xem là một “tài sản” trong việc diễn thuyết hơn là một khiếm khuyết. Đến lúc nên dừng nhìn nhận việc hướng nội như là một điều gì đó mà người thuyết trình nên “vượt qua”. Thay vào đó chúng ta nên nhận ra tại sao người hướng nội là một nhà diễn thuyết tuyệt vời.


Hướng Nội luôn chuẩn bị kỹ lưỡng.

Để có thể làm chủ được buổi diễn thuyết với sự tự tin và lôi cuốn phụ thuộc vào việc bạn chuẩn bị tốt như thế nào. Một bài diễn thuyết chủ yếu không dựa vào những kỹ năng giao tiếp mà phần lớn sự thành công trong diễn thuyết đến từ việc chuẩn bị trước. Những kỹ năng chỉ giúp mọi thứ trở nên mượt mà hơn.


Người hướng nội thích ở một mình. Họ khá yêu thích việc dành thời gian để trau chuốt cho buổi diễn thuyết. Người hướng nội có xu hướng thích viết và trình bày một bài thật dài để truyền tải đúng thông điệp muốn nói. Người hướng nội đôi khi sẽ tìm kiếm sự phản hồi từ người khác cho đến khi bài diễn thuyết được chuẩn bị gần xong. Họ cũng sẽ chú ý đến những nhu cầu thể lý (ngủ đủ giấc, trấn an bản thân, ăn uống hợp lý) để có thể xuất hiện một cách hoàn hảo trong buổi diễn thuyết của mình.


Người hướng nội chú tâm vào thông điệp truyền tải.

Người hướng nội nhận ra rằng họ không phải là người quan trọng nhất trong phòng – họ ở đó để phục vụ những người khán giả. Sự thay đổi quan điểm đơn giản này làm giảm đáng kể sự lo lắng bởi họ tập trung vào những thứ quan trọng hơn là bản thân mình.


Nhà diễn thuyết hùng dũng nhất có niềm tin mạnh mẽ rằng bài diễn thuyết của họ sẽ mang lại một số lợi ích cho khán giả. Nếu bạn tin vào thông điệp của mình, sẽ không là vấn đề gì để bạn có thể trình bày với sự tự tin; vì thông điệp của bạn quan trọng hơn lòng can đảm của bạn.


Hãy nghĩ về việc Churchill và Gandhi – hai nhà diễn thuyết lớn đôi khi cũng đối mặt với sự lo lắng ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Nhưng họ có sứ mệnh, cái quan trọng hơn bản thân mình, và bởi việc phục vụ cho khán giả, lòng can đảm không còn là vấn đề nữa.

Người hướng nội cống hiến cho khán giả

Người hướng nội là những người lắng nghe phi thường, điều này giúp họ nhận thức được nhu cầu của người khác. Đây cũng là lí do tại sao việc nói (thay vì lắng nghe) có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái. Họ có một khuynh hướng lớn hơn để nhớ rằng diễn thuyết không phải là về họ, mà là về khán giả.


Công việc của một nhà diễn thuyết là chăm sóc cho khán giả của họ, không phải để bị phán xét hay kể cả để giải trí. Nhắc nhở bản thân rằng bạn không tìm kiếm sự chấp nhận hay tình yêu. Bạn là một giáo viên, một người cho đi, một tiếng nói của sự khai sáng. Nhận biết rằng khán giả của bạn là yếu tố thiết yếu để tạo nên một buổi diễn thuyết thành công. Bạn cần tìm hiểu về khán giả của mình càng nhiều càng tốt. Họ là ai? Họ muốn biết điều gì? Kiến thức của họ về vấn đề của bạn là gì? Người hướng nội sẽ dành thời gian nghiên cứu, đặt câu hỏi và suy nghĩ về điều khán giả cần biết và cách thức để định hình thông điệp của mình.


Không chỉ trong giai đoạn lập kế hoạch mà còn trong giai đoạn truyền tải, một người hướng nội thường duy trì sự tập trung vào khán giả và đây là phần quan trọng để có được phản hồi trực tiếp. Nếu bạn rèn được khả năng nhận biết những ám hiệu phi ngôn ngữ từ khán giả của mình trong khi diễn thuyết, bạn có thể tạo được những thay đổi một cách tinh vi.


Susan Cain và Sức mạnh của người hướng nội

(Video bài diễn thuyết: https://www.ted.com/talks/susan_cain_the_power_of_introverts?language=vi)


Cô Susan Cain đã phát biểu hùng hồn về sự thật rằng chúng ta đang thiết kế mọi thứ cho những người hướng ngoại: trường học, nơi làm việc, tổ chức tôn giáo. Cô ấy tranh luận rằng sự thiên vị này sẽ tạo ra một sự phung phí tài năng, năng lượng, và cả hạnh phúc. Dựa vào những nghiên cứu lớn về tâm ý học và thần kinh học và hàng loạt buổi phỏng vấn, cô ấy giải thích vì sao người hướng nội dành được những tình cảm tuyệt vời và những thành tựu to lớn, không bởi tính khí của họ, mà là bởi chính họ.


Người hướng nội có khả năng trở thành nhà diễn thuyết tuyệt vời. Họ có những điểm mạnh độc nhất mà người hướng ngoại không có. Đã đến lúc chúng ta ngừng đánh đồng rằng người hướng nội thì không thể diễn thuyết và nhìn nhận nó như một điểm mạnh.
 

Thông tin về bài viết:

Người dịch: Hải Yến

Review: Phạm Đại Bàng

Bài gốc: https://www.gingerpublicspeaking.com/article/why-introverts-make-great-public-speakers

Đăng tải bởi: www.compassion.vn/about


115 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page