top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảXuân Phạm Văn

Hướng nội và thế tiến thoái lưỡng nan?

Bạn nhận được rất nhiều lời mời, nhưng chúng đều thú vị “theo kiểu hướng ngoại” phải không?


Tôi nhận được rất nhiều lời mời, đặc biệt là trên Facebook. Tôi được mời tới những buổi tiệc, đi tới club, cho tới những buổi trình diễn nghệ thuật, hay bữa ăn sáng xã giao và tất cả các thể loại gặp gỡ “càng đông càng vui”. Tôi tham dự một số, số còn lại thì không. Nhưng gần đây tôi có một cảm xúc về điều này, khi tôi cảm thấy có chút cô đơn và bị cô lập, giống như cảm giác khi mà chúng ta làm việc ở nhà.. “Tại sao lại cô đơn vậy?” tôi tự hỏi. “Ta được mời tới đủ thể loại hội họp rồi kia mà.”


Và sau đó tôi nhận ra: Tôi được mời tới rất nhiều sự kiện kiểu hướng ngoại. Những sự kiện này có thể sẽ là khoảng thời gian thú vị nếu tôi có tâm trạng tốt, và đôi khi tôi tham dự chỉ để không cảm thấy bị cô lập. Nhưng thế lưỡng nan của người hướng nội đó là chúng ta đôi khi không nhận được nhiều lời mời cho những thể loại giao lưu mà chúng ta thích, kiểu gặp gỡ mà những người hướng nội khác cũng mong muốn. Bởi vì, hãy đối mặt với nó: chúng ta là những người hướng nội. Có thể tất cả chúng ta đều ở nhà chờ đợi một lời mời để làm những thứ hướng nội. Tất nhiên, điều đó có nghĩa là không ai trong chúng ta nhận được lời mời mà chúng ta muốn.


Dù sao thì những người có nhiều khả năng gửi lời mời nhất là ai? Đó là những người hướng ngoại. Và những lời mời đó rất có thể là những thứ phù hợp với tính cách hướng ngoại.



Nếu bạn không có bất kỳ người bạn thân hướng nội nào, những người thân thiện - hoặc thậm chí không thân thiện lắm, thì việc tìm những người hướng nội để làm những thứ hướng nội cũng không phải là một điều dễ dàng. Bạn có biết tới Catch 22(*)? Những người mà bạn muốn kết bạn lại là những người hoàn toàn hạnh phúc khi ở một mình.


Trừ khi sau một thời gian, ngay cả những người hướng nội cũng đã sẵn sàng để có được một buổi gặp mặt trực tiếp chất lượng. Và tất cả chúng ta ngồi đó, trong căn phòng của mình, đợi chờ một lời mời nghe có vẻ hay ho sẽ tìm đến.


Tuy nhiên, tiếc là… mọi thứ lại không xảy ra như vậy. Trừ khi bạn nỗ lực để nuôi dưỡng những mối quan hệ cụ thể - mối quan hệ có thể không phải là những mối quan hệ dễ dàng phát triển với những người không dễ tìm - những lời mời có khả năng xuất hiện nhiều nhất là từ những người mời mọi người tới tham dự.


Đó là một tình huống khó khăn mà chỉ có chúng ta mới có thể tự giải quyết được. Và điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải mạnh mẽ hơn và cố gắng bước ra ngoài vùng an toàn. Gửi một email tới một người bạn muốn quen dù bạn chưa biết rõ về họ. Hay một người mà bạn luôn thích thú nhưng chưa bao giờ thực sự dành thời gian hiểu họ. Bạn biết cách mỗi khi chúng ta nhìn nhau và hứa rằng sẽ về nhà sớm? Sớm tức là ngay bây giờ.


Tôi không nói rằng điều này là dễ dàng. Đầu tiên nó đòi hỏi động lực. Sau đó nó yêu cầu sự chủ động. Và nó cần phải vượt qua tất cả những e dè. Cuối cùng là thực sự gửi email. (Bởi rốt cuộc thì bạn đang gửi lời mời tới một người hướng nội vì vậy sử dụng điện thoại là không phù hợp.)


Đây là một số mẹo:


Đừng chỉ nói rằng hai bạn sẽ “gặp nhau vào lúc nào đó”. Bạn biết đấy, kiểu hẹn đó chẳng mấy khi khả thi. Hãy đề xuất một thứ gì đó cụ thể, thứ gì đó hướng nội. Bữa trưa, đồ uống hoặc một bữa tối. Một buổi nghe nhạc. Một triển lãm tại bảo tàng mà bạn muốn xem. Theo kinh nghiệm của tôi, họ sẽ dễ dàng đồng ý với những hoạt động cụ thể hơn là một thứ mơ hồ như “chúng ta đi đâu được nhỉ?”.


Những rắc rối với việc gửi lời mời tới người hướng nội dường như trái ngược lại với lời mời của người hướng ngoại là chúng thân mật hơn. Thay vì được phủ sóng phổ biến và rộng rãi qua Facebook thì chúng sẽ là những cuộc gặp một-một (hoặc đôi khi là một nhóm nhỏ). Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà buổi gặp gỡ sẽ có khả năng trở nên khó xử và điều này khiến tôi sợ hãi, chúng làm tôi cảm thấy dễ bị tổn thương hơn.


Nhưng nếu nó thành công, thì có thể, chỉ là có thể thôi, lời mời tiếp theo phù hợp theo cách của bạn có thể trở thành một thứ tạo cảm xúc tốt, yên bình và vui vẻ theo cách hướng nội.


----------

Về tác giả:


Sophia Dembling là một nhà văn ở Dallas và là tác giả cuốn Hướng nội trong tình yêu: Cách yên lặng tới hạnh phúc tới cuối đời.


----------


(*)Catch 22: nghĩa là một khó khăn được giấu kín, hay một hoàn cảnh khó xử. Thành ngữ này xuất phát từ nhan đề cuốn sách xuất bản năm 1961 do tiểu thuyết gia Mỹ Joseph Heller viết về Thế chiến II. Nhân vật chính trong cuốn sách rất sợ bị giết nên tìm cách thuyết phục các sĩ quan rằng anh ta điên để khỏi phải lái máy bay ném bom. Tuy nhiên, các sĩ quan biết rằng những ai biết mình sợ hãi là những người không điên chút nào. Vì thế anh chàng này vẫn phải lái máy bay ra trận.


----------


Đăng tải tại: Compassion.vn

Người dịch: Huyền Phạm

Bài gốc đăng tại: https://www.psychologytoday.com/us/blog/the-introverts-corner/201209/introverts-dilemma

64 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page