top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảAnh Dao Le

Gratitude Letter - Bài Thực Hành Giúp Xây Dựng Lòng Biết Ơn Và Sự Tích Cực Trong Mối Quan Hệ

Trong bài đăng này, Compassion chia sẻ đến bạn một cách để xây dựng lòng biết ơn trong cuộc sống, đấy là Gratitude Letter (Thư Cảm Ơn). Bài đăng sẽ chia sẻ cách bạn thực hiện bài tập viết thư cảm ơn, cũng như chia sẻ chi tiết về cách mà bài tập này ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tinh thần cũng như sự hạnh phúc của chúng ta. Bạn hãy thử áp dụng và theo dõi những sự thay đổi tích cực từ bài bài tập này nhé.



Tại sao bạn nên thử viết thư cảm ơn?

Cảm thấy biết ơn có thể cải thiện sức khỏe và sự hạnh phúc; bày tỏ lòng biết ơn cũng làm khăng khít mối quan hệ. Tuy nhiên, đôi khi những lời cảm ơn có thể thoáng qua và hời hợt. Bài tập này khuyến khích bạn bày tỏ lòng biết ơn một cách có chủ ý, chủ tâm bằng cách viết ra, và lý tưởng nhất là gửi thư cảm ơn tới một người mà bạn chưa bao giờ cảm ơn một cách đúng đắn.


Cách thực hiện viết thư cảm ơn như thế nào?

Thời gian cần thiết

Ít nhất 15 phút để viết thư và ít nhất 30 phút cho chuyến thăm.


Gợi lên trong tâm trí một người đã làm điều gì đó khiến bạn vô cùng biết ơn nhưng mà bạn chưa bao giờ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình. Đây có thể là người thân, bạn bè, giáo viên hoặc đồng nghiệp. Cố gắng chọn một người vẫn còn sống và có thể gặp bạn trực tiếp trong tuần tới. Có thể hữu ích nhất khi chọn một người hoặc hành động mà bạn chưa từng nghĩ đến bao giờ, một điều gì đó không phải lúc nào cũng hiện hữu trong tâm trí bạn.

Bây giờ, hãy viết thư cho một trong những người này, theo các bước hướng dẫn sau:

  • Viết như thể bạn đang trực tiếp nói chuyện với người này (" ____thân mến").

  • Đừng lo lắng về câu cú hoặc viết đúng chính tả hoàn hảo.

  • Mô tả một cách cụ thể những gì người này đã làm, tại sao bạn biết ơn người này và lối cư xử của người này ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào. Hãy cố gắng viết ra cụ thể nhất có thể.

  • Mô tả những gì bạn đang làm trong cuộc sống của mình bây giờ và bạn thường nhớ những nỗ lực của anh ấy hoặc cô ấy nhiều ra sao.

  • Cố gắng viết lá thư của bạn độ dài khoảng một trang (~ 300 từ).

Tiếp theo, nếu có thể bạn nên thử gửi thư trực tiếp đến người nhận, làm theo các bước sau:

  • Lên kế hoạch tới thăm người nhận. Hãy để người đó biết bạn muốn gặp anh ấy hoặc cô ấy và có điều đặc biệt cần chia sẻ, nhưng đừng tiết lộ mục đích chính xác của chuyến thăm.

  • Khi bạn gặp, hãy cho người đó biết rằng bạn biết ơn họ và muốn đọc một lá thư bày tỏ lòng biết ơn của bạn; yêu cầu anh ấy hoặc cô ấy không cắt ngang cho đến khi bạn hoàn thành.

  • Hãy dành thời gian đọc thư. Trong khi bạn đọc, hãy chú ý đến phản ứng của anh ấy hoặc cô ấy cũng như của chính bạn.

  • Sau khi bạn đọc bức thư, hãy tiếp thu phản ứng của anh ấy hoặc cô ấy và chia sẻ cảm xúc với nhau.

  • Hãy nhớ gửi lại lá thư cho người đó khi bạn rời đi.

Nếu khoảng cách vật lý khiến bạn không thể đến thăm, bạn có thể chọn sắp xếp cuộc trò chuyện qua điện thoại hoặc video.


Tại sao thư cảm ơn lại hữu ích?

Lá thư cảm ơn khẳng định những điều tích cực trong cuộc sống của bạn và nhắc nhở bạn rằng người khác đã quan tâm chăm sóc bạn như thế nào. Cuộc sống dường như bớt ảm đạm và cô đơn hơn nếu ai đó dành sự quan tâm hỗ trợ như vậy cho chúng ta. Đến thăm người đã làm ơn cho bạn khiến bạn tăng cường kết nối với người ấy và làm bạn nhớ lại cách người khác nhìn nhận bạn như một cá nhân.

Bằng chứng khoa học về hiệu quả của thư cảm ơn

Nghiên cứu của Seligman, ME, Steen, TA, Park, N., & Peterson, C. (2005): Tiến bộ tâm lý tích cực: xác nhận thực nghiệm các can thiệp - American Psychologist, 60(5), 410.

Khi những nhà nghiên cứu thử nghiệm năm bài thực hành khác nhau, cách đến thăm để bày tỏ lòng biết ơn cho thấy hiệu quả tích cực nhất lên sự hạnh phúc của người tham gia sau một tháng. Tuy nhiên, sáu tháng sau chuyến viếng thăm, hạnh phúc của họ lại giảm xuống trở lại như cũ. Đây là lý do tại sao một vài nhà nghiên cứu đề nghị làm bài thực hành này mỗi sáu tuần hoặc hơn.


Ngoài ra, năm 2009 nghiên cứu do Jeffrey Froh đứng đầu, cho thấy thanh thiếu niên - mà thường không trải nghiệm cảm xúc tích cực - có sự tăng vượt lên đáng kể về cảm xúc tích cực hai tháng sau khi thực hiện chuyến thăm tỏ lòng biết ơn. Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ đơn giản là viết thư thôi bạn đã có được ích lợi trong đó rồi, bạn còn gặt hái được những lợi ích đáng kể hơn nếu bạn gửi và đọc nó trực tiếp.

Nguồn tài liệu

Sonja Lyubomirsky, Ph.D., University of California, Riverside Kristin Layous, Ph.D., Stanford University Martin Seligman, Ph.D., University of Pennsylvania

-------------------------------------------------------------------------


Người dịch: Anh Đào Lê

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing

130 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

댓글


bottom of page