Bạn khó lòng tìm được một người ở thế hệ Y mà không nhận thấy bóng dáng của ý thức tự cải thiện ở họ theo một cách nào đó. Theo một nghiên cứu cho thấy, 94% những người Millennial tham gia khảo sát đưa ra những cam kết cải thiện bản thân và nói rằng họ sẽ sẵn sàng bỏ ra trên dưới 300$ mỗi tháng cho việc này.
Lần đầu tiên tôi biết về phát triển bản thân là cách đây 10 năm khi tôi tham dự diễn đàn Landmark, một chương trình giáo dục tổ chức những buổi hội thảo trên khắp thế giới. Tôi từng bỏ ra hàng chục ngàn Đô đầu tư cho sự phát triển của mình, hăng hái đăng ý những khóa học tạo sự thay đổi "lột xác" và những sự kiện thực tế và... tôi thậm chí không thể hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày cho mình.
Nhìn thoáng qua thì, tự cải thiện bản thân (Self-Improvement) dường như là một ý tưởng hay ho — như một lời hứa sẽ giúp bạn "vượt qua giới hạn bản thân" và "tìm thấy tài năng tiềm ẩn" của mình. Nhưng chúng ta đã lấn quá sâu vào nó để nhận ra rằng sự tự cải thiện bạn thân cũng có mặt trái của nó. Một tác giả thuộc thế hệ Millennial tuyên bố rằng sự tự cải thiện bản thân chứa một "chất gây nghiện" đối với chủ nghĩa tiêu dùng,và ở mọi lúc, nó là lời bào chữa cho việc chúng ta không hành động. "Khi bạn đọc một quyển sách đến trang cuối cùng, đột nhiên xuất hiện cảm giác "quá đà" bên trong bạn. Khi bạn đọc một cuốn sách Self-help, bạn đang tự nhủ với bạn thân rằng bạn đang lao động cật lực. Vấn đề là khi đọc hết quyển sách, bạn phải trở nên có trách nhiệm, thay vì lao đầu vào một quyển sách khác và bắt đầu lại vòng lẩn quẩn."
Gặp gỡ Daniel Gefen, tác giả cuốn The Self Help Addict: Turn An Overdose of Information Into a Life of Transformation. Là một doanh nhân thành lập và vận hành một hệ thống các công ty khác nhau và đang giữ vị trí hàng đầu trên kênh thông tin doanh nhân Can I Pick Your Brain? với những vị khách như Russell Brunson, JP Sears, and Yanik Silver. Gefen được nêu tên trong danh sách Top 25 những người có tầm ảnh hưởng năm 2017.
Trên chương trình Unconventional Life tuần này, Gefen đưa ra cuộc thảo luận về vì sao việc tự cải thiện bản thân có thể gây nghiện nếu không áp dụng đúng đắn. Hãy đọc tiếp bài viết này để đảm bảo rằng bạn không bị rơi vào những cái bẫy của sự tự cải thiện.
Việc tự cải thiện kiềm hãm bạn ở vị trí một người tiêu dùng
Thoạt nhìn trông việc tiêu thụ những nguồn lực về tự cải thiện có vẻ như một cách cấp tốc để nâng cao sự phát triển bản thân, Gefen nói rằng điều cần thiết là không rơi vào cái bẫy tiêu thụ thụ động các tài nguyên này và quên không chủ động áp dụng chúng vào cuộc sống của bạn như dự định.
Nhà tham vấn mối quan hệ Jamie Thompson cho rằng: "Một số người thế hệ trước nghiện việc cải thiện bản thân bởi họ phản ứng lại với sự tập trung. Đó có lẽ là một sự nghiêm túc nhưng sự thật là với quá nhiều cơ hội có sẵn cho sự tự lực, con người có xu hướng sửa chữa tức thời và sau sửa chữa tức thời họ hy vọng có điều gì đó sẽ làm điều đó cho họ."
Self-help một cách “quá liều” có thể phá hủy tác dụng của chính nó, đồng nghĩa với việc "ném một em bé ra khỏi bể nước" ("throw the baby out with the bathwater" là một thành ngữ biểu hiện cho việc từ chối thuận lợi cùng với những bất lợi) là thật sự không cần thiết. Nếu bạn là một người yêu thích các nội dung phát triển bản thân, tại sao không cam kết hành động như những gì bạn học được vào thực tế? Kênh chương trình của Tony Robbins khuyên chúng ta nên "lao vào" thực hành một việc như bắt đầu cuộc trò chuyện với người lạ, điều đó có thể thực sự khá hiệu quả.
Nó dạy bạn coi trọng suy nghĩ nhiều như (và có thể không hơn) hành động.
Trong "thế giới self-help", bạn thường nghe rằng thước đo chắc chắn về sự tiến bộ mà bạn đang đạt được là chất lượng của những suy nghĩ và cảm xúc mà bạn đang có. Chắc hẳn bạn đã nghe về việc bạn nên suy nghĩ tích cực, hay lặp lại những lời cầu nguyện của bản thân trong những lúc gặp khó khăn. Dù trông có vẻ là một lời khuyên hữu ích, nó cũng có những hạn chế đáng kể. Một ứng dụng về chánh niệm (mindfulness) Headspace dạy chúng ta rằng dòng suy nghĩ này có thể nhanh chóng làm chúng ta giam hãm những suy nghĩ của mình, suy nghĩ của chúng ta và trở nên quá cứng nhắc trong việc nỗ lực loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Thay vào đó, Gefen nhắc nhở chúng ta về mục tiêu là đạt được sự thuần khiết trong suy nghĩ, nhưng thực tế có thể hữu ích hơn khi tách khỏi suy nghĩ của chúng ta hoàn toàn. "Những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta điều khiển chúng ta, thay vì một yếu tố nào khác xung quanh" ông nói.
Hãy lựa chọn trao ít quyền kiểm soát cho suy nghĩ của bạn bằng cách đặt chúng lùi ra xa trong nền tảng nhận thức thay vì biến nó trở thành tâm điểm đối với bạn.
Nó ức chế hành động
Trong cõi suy nghĩ của bạn, bạn nói với bản thân bạn sẽ giảm đi chừng đó cân nặng, bạn sẽ kiếm ra chừng đó tiền. Nhưng rồi một suy nghĩ khác ập tới và bảo với bạn rằng bạn sẽ không làm được, bạn sẽ thất bại — và giờ thì bạn đang ở trong một cuộc chiến." Gefen nói.
Liên tục chạy theo những tiếng nói lẩm bẩm trong đầu bạn có thể ức chế bạn trong hành động. Đó là lý do tại sao các nhà tâm lý học đề xuất một kỹ năng gọi là hành động ngược lại, đó là đưa bạn ra khỏi cõi suy nghĩ và đi vào cõi hành động bằng cách khởi xướng hành vi ngược lại với suy nghĩ của bạn. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc sắp trình một thứ gì đó lên sếp của mình, bằng cách sử dụng kỹ năng này, bạn sẽ có khả năng đối phó với tình hình và có một cuộc thảo luận dù có khó khăn gì đi nữa. "Mục đích chính của kĩ năng này là để giảm mong muốn né tránh của bạn" Chuyên gia Alice Boyes, Tiến sĩ, tác giả của The Anxiety Toolkit cho biết.
Không phải là việc gắn kết với những suy nghĩ của bạn và tranh luận với chúng — nói đúng hơn, điều này căn cứ vào hành động để giải quyết một hay tất cả vấn đề bạn đang gặp phải.
Người dịch: Hải Yến
Bài gốc tiếng Anh: https://www.forbes.com/sites/julesschroeder/2018/01/30/millennials-heres-why-you-are-addicted-to-self-improvement/#7a57a74b3008
Về Compassion: www.compassion.vn/about
Các sự kiện khác: www.compassion.vn/events
Comments