top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảXuân Phạm Văn

Có Sự Tự Phản Chiếu (Self-reflection) Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Nó Với Sự Hạnh Phúc?

Đã cập nhật: 30 thg 11, 2020

Nhiều vận động viên vô địch thế giới, những doanh nhân, hay những giảng viên tâm lý đều nhắc về sự tự phản chiếu (Self-reflection) như là một chìa khóa vàng dẫn đến thành công. Điều này cũng hoàn toàn đúng, với những người bình thường - những người mà họ thỏa mãn và hạnh phúc với cuộc sống của chính họ.



Vậy thì tại sao sự tự phản chiếu (self-reflection) lại quan trọng đến thế. Tôi sẽ nói với bạn lí do và cách bạn có thể dùng nó để đạt được một cuộc sống toàn vẹn và thành công hơn.


Bài viết bao gồm 3 nội dung chính

1. Tự phản chiếu là gì?

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không có sự tự phản chiếu

3. Tầm quan trọng của sự tự phản chiếu

1. Tự phản chiếu là gì?

Tự phản chiếu được xác định là một "sự thiền định hay những suy ngẫm nghiêm túc về nhân cách, hành động và động cơ của một người". Đó là hành động bạn ngồi xuống và nhìn lại cuộc sống của bạn, những hành vi và hệ thống niềm tin của bạn.


Vài năm về trước, tôi được vinh dự nghe vận động viên ba môn phối hợp Craig (Crowie) Alexander phát biểu trong một hội nghị ở Sydney, Australia. Craig đã 5 lần chiến thắng giải Ironman thế giới và truyền cảm hứng cho hàng triệu người. Một trong những điều anh ấy nhấn mạnh chính là khoảng thời gian anh ấy dành cho việc tự phản chiếu chính mình và sự ảnh hưởng của nó lên sự tự tin và cách anh ấy dành chiến thắng.


Sau mỗi trận đua, anh ấy cùng đồng đội ngồi xuống tìm hiểu về những gì đã làm tốt và những gì có thể cải thiện hơn cho lần sau. Họ bàn về những chi tiết nhỏ nhất, từ hình dáng của chiếc mũ bảo hiểm, thời điểm anh ấy dùng viên bù khoáng, hay trạng thái cảm xúc trong suốt chặng đua.


Anh ấy cũng làm tương tự trong lúc luyện tập, khoảng thời gian anh ấy dành để tự phản chiếu lại tất cả những chi tiết trong màn trình diễn của mình rút ngắn khoảng thời gian trên đường đua, điều làm nên sự khác biệt của chiến thắng hoặc thất bại.


Lúc này có thể bạn sẽ có suy nghĩ rằng: "Điều đó là dĩ nhiên thôi, đó là công việc của anh ấy mà". Nhưng, sẽ ra sao nếu như sau mỗi trận đua anh ấy để chỉ đơn giản là đi tiếp? Nếu như anh ấy không bao giờ ngừng lại để ngẫm về những điều anh ấy có thể làm khác đi? Nghe thật điên rồ đúng không nào?

Vậy mà đó là cách mà hầu hết chúng là làm với những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta.


2. Điều gì xảy ra khi bạn không có sự phản chiếu

Chúng ta cứ đi tiếp. Chúng ta đâm đầu về phía trước. Chúng ta không ngừng lại để phản chiếu chính mình. Chúng ta giết dần mình với công việc trôi qua mỗi ngày, với những mối quan hệ rút cạn năng lượng, những những người quen biết khiến chúng ta căng thẳng, không hạnh phúc, bực dọc và mệt mỏi.


Chúng ta sẽ bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc sống, rồi nghĩ rằng chúng ta không có đâu thời gian để lãng phí. Và vì thế chúng ta cố gắng tiếp tục để bắt kịp cuộc sống. Nhưng một cách rất thường xuyên, chúng ta thất bại một cách đau đớn.


Nhưng mọi thứ thực ra không như vậy, cách duy nhất để chúng ta theo kịp cuộc sống này chính là DỪNG LẠI. Nhảy ra khỏi vòng xoáy. Phản chiếu lại những gì đang tốt và những gì thì không. Nhận ra những gì cần giữ lại và những gì cần thay đổi.



Có thể bạn đã nghe câu nói này: "Thật điên rồ, khi làm đi làm lại cùng một việc và mong một kết quả khác biệt hơn." Vậy mà đó là điều mà hầu hết chúng ta đang làm - tiếp tục cuộc sống bằng cách làm cùng một điều và tự hỏi tại sao chúng ta không có được một kết quả khác.


Khi một dự án hay một điều gì đó không thuận lợi, bạn sẽ làm gì? Bạn có dành vài phút để ngồi lại và tìm xem điều gì không ổn và bạn có thể làm khác đi như thế nào trong lần tới. Đối với cuộc sống cũng vậy, vậy mà chúng ta không dành thời gian cho việc này, cho sự tự phản chiếu. Tại sao vậy?


Tôi đã nghe rất nhiều lí do sau nhiều năm. Có thể bạn cảm thấy bạn không có nhiều thời gian và có quá nhiều thứ phải bận tâm. Hay bạn thấy mình không đủ năng lực. Có lẽ bạn không nhận ra được ý nghĩa của sự tự phản chiếu và sự thay đổi tích cực mà nó mang lại trong cuộc sống. Hay có thể bạn thấy nó quá khó. Nhiều khách hàng của tôi cảm thấy họ không biết bắt đầu từ đâu và cần xem xét những gì, đối với sự tự phản chiếu.


Đây cũng là lý do vì sao nhiều người thuê những nhà tư vấn hay khai vấn (coach). Để cung cấp cho họ thời gian và không gian mà họ đã không dành cho bản thân. Hỏi những câu hỏi trọng tâm và cho họ khoảng lặng để suy nghĩ về câu trả lời.

Tin tốt là, bạn không cần phải thuê bất kỳ ai để có được lợi ích to lớn của sự tự phản chiếu . Tất cả những gì bạn cần là sự nhận thức, cam kết và dành ra thời gian, để làm việc đó.


3. Tầm quan trọng của sự tự phản chiếu

Nhiều người cảm thấy việc tự phản chiếu khá khó khăn và rắc rối. Họ không hiểu vì sao họ cần nó, họ không nhìn thấy lợi ích mang lại từ nó. Vậy tại sao tự phản chiếu lại quan trọng với bạn? Tôi sẽ tiết lộ những lợi ích từ nó dưới dây:


  • Cải thiện sự tự nhận thức về bản thân (self-awareness)

Việc hiểu bản thân mình ở tầm sâu nhất là rất cần thiết. Sự tự nhận thức và một chút tìm kiếm tâm hồn mình là điều cấp thiết để thành công trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Dành thời gian để tự phản chiếu về cuộc đời đem đến sự tự nhận thức về bản thân cao hơn, điều mà sau đó biến thành sự tự hoàn thiện mình (self-improvement). Ngoài ra, có một cảm nhận về bản thân mạnh mẽ sẽ nâng cao sự tự tin và lòng tự tôn (self-esteem) của bạn.


  • Cung cấp những góc nhìn khác

Tự phản chiếu cho phép chúng ta nhìn nhận và hiểu mọi thứ ở một góc nhìn khác. Khi bạn lùi ra xa khỏi một tình huống, bạn đạt được một sự hiểu biết mới. Bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh, chứ không chỉ là một mảnh ghép. Đầu óc bạn trở nên mở mang, sáng láng hơn. Có bao giờ bạn nghe về câu nói: "Thấy cây mà chẳng thấy rừng?" tức là chú ý đến những chi tiết mà không hiểu những tổng thể hay nguyên lý lớn hơn.


Đây chính là lợi ích của sự tự phản chiếu . Bạn có thể phóng tầm nhìn ra xa và nhìn ra toàn cảnh.


  • Cho phép bạn "phản hồi", thay vì "phản ứng" lại

Có bao giờ bạn nói hay làm một điều gì đó mà sau đó bạn mong bạn chưa từng nói hay làm điều đó không? Khi bạn phản ứng lại, bạn không hề nghĩ về những việc có thể xảy ra sau đó. Tuy nhiên, khi bạn dành thời gian để phản chiếu một tình huống, bạn có thể phản hồi một cách thấu đáo và thay đổi hành vi của bạn trong lần sau.

Trước đây trong công việc của tôi, sếp của tôi đã lời khuyên về điều này. Ông ấy khuyên tôi nên "đợi 24 giờ trước khi tôi quyết định một điều gì đó, trong khi tâm trạng không ổn". Khoảng thời gian cần thiết này cho phép tôi nhìn lại cảm xúc của mình. Sau đó tôi đã có thể tiếp cận với tình huống hay vấn đề với một tầm nhìn cao xa hơn.


  • Tạo điều kiện để học tập sâu hơn

Nhiều nghiên cứu chia sẻ kết luận chung rằng tự phản chiếu tạo điều kiện cho mức độ học tập và hiểu biết sâu hơn. Nó là một phần quan trọng của quá trình giáo dục. Tôi đã thấy điều này là đúng trong công việc của mình với tư cách là người hướng dẫn và huấn luyện (coach).

Khi mọi người được dành thời gian để phản chiếu, suy nghĩ và phân tích, họ có thể tạo ra các kết nối vô hình, cũng như lưu giữ và nhớ lại thông tin tốt hơn. Trong thực tế, bất cứ khi nào tôi có điều kiện đào tạo nhóm và tôi giới thiệu một khái niệm mới, tôi đều tạo một khoảng thời gian để họ tự suy nghĩ về cuộc sống. Thậm chí 5 phút để phân tích và suy nghĩ về những gì bạn đã học được có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng.

Hãy thử điều này cho chính bạn. Nếu, sau khi bạn đọc bài viết này, bạn lao ngay vào thực hiện nhiệm vụ tiếp theo, bạn nghĩ bạn sẽ nhớ được bao nhiêu? Tuy nhiên, nếu bạn đọc bài viết này và dành năm phút sau đó để suy nghĩ về việc học của mình, bạn sẽ lưu lại được thêm bao nhiêu nữa?


  • Cải thiện sự tự tin

Khi bạn phản chiếu, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì hiệu quả và những gì thì không. Đến lượt nó, cho phép bạn đưa ra quyết định tốt hơn và thay đổi hành động của chính mình. Mỗi khi bạn tiến bộ, nó giúp xây dựng sự tự tin của bạn với nhiều kiến ​​thức và nhiều góc nhìn hơn.


  • Thử thách những "giả định" của bạn

Những gì bạn tin là đúng đôi khi không hoàn toàn là sự thật. Một trong những cách tốt nhất để xử lý một niềm tin giới hạn là bước lùi lại và tranh luận về tính hợp lệ của niềm tin đó. Tự phản chiếu cho phép bạn thách thức niềm tin (giới hạn) của bạn và điều giả định đang cản trở bạn.


 

Bài đăng liên quan hoặc cùng chủ đề


 
Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết

Sẽ đến lúc nào đó trong đời chúng ta sẽ chạm tới ngưỡng khủng hoảng bản sắc cá nhân. Bạn sẽ đứng trước câu hỏi lớn của cuộc đời:

  • Bây giờ tôi có phải là tôi không?

  • Nếu tôi không phải là tôi thì tôi là ai?

Nếu bạn đang ở ngay chính giai đoạn bị thách thức bởi những câu hỏi này thì xin chúc mừng bạn: Bạn đã khởi động hành trình chuyển hóa bản thân. Bạn đang khát khao tìm hiểu mình, muốn thay đổi phát triển bản thân, quyết tâm trở thành phiên bản mới phát tốt đẹp hơn của chính mình.


Bạn không lẻ loi đơn độc trong thách thức này vì đây là khát vọng cháy bỏng của tất cả mọi người - BECOMING ME. Hãy đến cùng Compassion và những bạn đồng hành cùng chung mục đích này trong chương trình workshop “Becoming Me - Hành Trình Trở Thành Chính Mình“




 

Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây: www.compassion.vn/booking).


 

Thông Tin Về Bài Đăng:

Nguồn bài dịch từ trang gốc (Bài gốc tiếng Anh): https://www.lifehack.org/696285/how-self-reflection-gives-you-a-happier-and-more-successful-life

Đội ngũ sản xuất: Người dịch: Hải Yến

Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tại www.compassion.vn/crowdsourcing. Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.



2.944 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page