Tại sao bạn nên thử làm bài thực hành này?
Trong cuộc sống hằng ngày của mình, chúng ta đôi khi gặp những mối đe dọa tới cái tôi của chính mình - từ việc nhận lời phản hồi tiêu cực tại chỗ làm cho đến bị gạt ra trong những tình huống xã hội. Trong những khoảnh khắc này, thật khó khăn để giữ đầu óc bình tĩnh, tâm trí cởi mở, và trong vòng kiểm soát. Chúng ta có thể giương ra sự phòng thủ hay tái diễn lại mô thức tâm trí cũ, tách bản thân ra khỏi những bài học mang tính xây dựng đã học được và gây tổn hại mối quan hệ giữa chúng ta với người khác.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng viết về những giá trị quan trọng nhất của chính bản thân có thể giúp chúng ta có nhiều trải nghiệm ít căng thẳng hơn, ít phòng thủ dè dặt hơn và thêm nhiều tính cởi mở đối với thông tin, và ra những quyết định chọn lựa lành mạnh hơn trong các tình huống này.
Thực hiện bài thực hành này như thế nào?
Thời gian cần thiết:
15 phút. Bạn có thể thử bài thực hành này bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình phòng thủ hoặc bị đe dọa.
1. Dưới đây là một danh sách những giá trị khác nhau, một số có thể quan trọng đối với bạn, một số có thể không. Hãy bắt đầu xếp loại chúng theo mức độ quan trọng đối với bạn từ 1 đến 11:
kỹ năng nghệ thuật/ hiểu biết về cái đẹp
khiếu hài hước
quan hệ với bạn bè/gia đình
tính tự phát/sống cuộc đời trong từng khoảnh khắc
kỹ năng xã hội
vận động thể chất
khả năng/am hiểu về âm nhạc
sự hấp dẫn về hình thể
sáng tạo
kỹ năng kinh doanh/quản lý
những giá trị lãng mạn
2. Sau đó, viết một bản miêu tả ngắn gọn (từ 1 đến 3 đoạn văn) về lý do giá trị quan trọng số 1 của bạn tại sao lại quan trọng đối với bạn, bao gồm cả việc viết rõ ra một thời điểm khi mà nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời bạn.
Tại sao thử làm bài thực hành này?
Khi bản ngã của chúng ta bị một đòn tổn thương, phản ánh về điều quan trọng nhiều nhất có thể giúp chúng ta chuyển tầm nhìn ra bên ngoài những mối bận tâm nhỏ hẹp về hình ảnh bản thân. Nó có thể nhắc nhở chúng ta về những nguồn lực khác mà chúng ta có trong cuộc đời mình: chúng ta thật mạnh mẽ và có nhiều khả năng đến mức nào, hoặc là biết bao sự hỗ trợ giúp sức mà chúng ta nhận được từ người khác. Chúng ta bắt đầu nhận ra có vài điều gì đó mình quan tâm - dù là nuôi dưỡng mối quan hệ hay sự sáng tạo - thì nó giữ tầm quan trọng đối với chúng ta hơn bất cứ khó khăn nào chúng ta đang trải qua trong thời khắc đó.
Một khi chúng ta nắm bắt được góc nhìn rộng mở này, chúng ta trở nên cởi mở hơn để nghe bình luận phản hồi tiêu cực hay nỗi sợ hãi có thể phát sinh nhưng đó lại là thông tin hữu ích. Chúng ta có thể có được quan điểm dài hạn và khôn ngoan hơn thay vì sa lầy vào những cảm xúc tiêu cực thoáng qua.
Bằng chứng chứng minh hiệu quả của bài thực hành
Tang, D., & Schmeichel, B. J. (2015). Self-affirmation facilitates cardiovascular recovery following interpersonal evaluation. Biological Psychology, 104, 108-15.
Khi những người tham gia nhận phản hồi tiêu cực về một bài luận họ viết - một dạng thông tin đe dọa cái tôi bản ngã - huyết áp của họ tăng lên. Nhưng nó hồi phục lại nhanh hơn sau khi họ viết về lý do tại sao giá trị họ đề cao nhất lại quan trọng với họ, so với việc viết về lý do tại sao người khác có thể mang một giá trị cụ thể nào đó.
Sherman, D. K. (2013). Self-affirmation: Understanding the effects. Social and Personality Psychology Compass, 7(11), 834-45.
Sherman đánh giá những lợi ích của việc tự khẳng định về tính phòng thủ, căng thẳng và năng lực làm việc và ông đề nghị một mô hình giải thích nó hiệu quả ra sao: bằng việc tăng thêm các nguồn lực về tâm lý học, mở rộng quan điểm của chúng ta, và giữ cho những mối đe dọa tách biệt khỏi cảm nhận của chúng ta về chính mình.
Nguồn bài thực hành
Brandon Schmeichel, Ph.D., Texas A&M University
Người dịch: Anh Đào Lê ; Người biên tập: Phạm Đại Bàng
Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây
Comments