top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảXuân Phạm Văn

7 Lý Do Người Ta E Ngại Tình Yêu

Hầu hết chúng ta đều có một câu chuyện tình dang dở của riêng mình có thể kể ra, và câu hỏi "Vì sao mối quan hệ kết thúc?" nán lại rất lâu trong ta trí của chúng ta. Câu trả lời cho nhiều người trong chúng ta có thể được tìm thấy trong thâm tâm. Dù chúng ta có biết hay không, hầu hết chúng ta đều sợ mình thật sự yêu. Mặc dù nỗi sợ hãi của chúng ta có thể biểu hiện theo những cách khác nhau hoặc thể hiện ở các giai đoạn khác nhau của mối quan hệ, tất cả chúng ta đều có những biện pháp phòng vệ mà chúng ta tin rằng ở một mức độ nào đó sẽ bảo vệ chúng ta khỏi bị tổn thương. Sự phòng vệ này có thể đưa chúng ta đến những ảo tưởng sai lầm về an toàn hay bảo đảm, nhưng chúng khiến chúng ta không đạt được sự gần gũi mà chúng ta mong muốn nhất.


Vậy điều gì thúc đẩy sự sợ hãi thân mật của chúng ta? Điều gì ngăn cản chúng ta tìm thấy và giữ gìn tình yêu mà chúng ta muốn?


Photo by Christiana Rivers on Unsplash
1. Tình yêu chân thành làm chúng ta trở nên mong manh

Một mối quan hệ mới là một vùng lãnh thổ chưa được khám phá và hầu hết chúng ta đều có những nỗi sợ hãi tự nhiên về những điều chưa biết. Cho phép bản thân phải lòng một ai đó là chấp nhận rủi ro có thật. Chúng ta đang đặt niềm tin rất lớn vào một người khác, cho phép họ gây ảnh hưởng lên chúng ta, điều này khiến chúng ta bị phơi bày và dễ bị tổn thương. Bức tường phòng vệ của chúng ta bị thách thức. Bất kỳ thói quen nào chúng ta đã có từ lâu cho phép chúng ta cảm thấy tập trung vào bản thân hoặc trở nên độc lập bắt đầu bị lung lay. Chúng ta có xu hướng tin rằng chúng ta càng trở nên quan tâm, chúng ta càng dễ bị tổn thương.

2. Tình yêu mới khuấy động nỗi đau trong quá khứ

Khi bắt đầu bước vào một mối quan hệ, chúng ta hiếm khi nhận thức đầy đủ về tầm ảnh hưởng của quá khứ của chúng ta. Những điều làm chúng ta tổn thương trong mối quan hệ trước đây, bắt đầu từ thời thơ ấu, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách chúng ta nhận thức về những người chúng ta gần gũi cũng như cách chúng ta hành động trong các mối quan hệ yêu đương. Những điều tiêu cực trong quá khứ có thể khiến chúng ta cảnh giác khi mở lòng với người mới. Chúng ta né tránh sự thân mật, bởi sợ rằng nó sẽ khuấy động những cảm xúc tổn thương, mất mát, giận dữ hoặc bị từ chối. Như tiến sĩ Pat Love đã nói trong một cuộc phỏng vấn với PsychAlive, "khi bạn khao khát một điều gì, như là tình yêu, nó sẽ gắn liền với nỗi đau," nỗi đau rằng bạn không có điều đó trong quá khứ.

3. Tình yêu thách thức nhận dạng cũ

Nhiều người trong chúng ta đấu tranh với cảm giác trong thâm tâm là mình không đáng được yêu thương. Chúng ta gặp khó khăn trong việc cảm nhận giá trị của chính mình và khó mà tin rằng có những người quan tâm thật sự đến chúng ta. Tất cả chúng ta đều có “tiếng nói nội tâm phê phán”, hoạt động như một nhà huấn luyện độc ác trong đầu chúng ta và nói với chúng ta rằng chúng ta vô dụng hoặc không xứng đáng được hạnh phúc. Kẻ huấn luyện này được hình thành từ những trải nghiệm đau đớn thời thơ ấu và thái độ chỉ trích phê phán mà chúng ta đã tiếp xúc từ đầu đời cũng như những cảm xúc mà cha mẹ chúng ta có về bản thân họ.

Một mặt những thái độ này gây nên sự tổn thương, mặt khác theo thời gian chúng gây dấu ấn in đậm trong tâm trí chúng ta. Cho đến khi chúng ta trưởng thành, không thể xem những tiếng nói chỉ trích trong nội tâm là kẻ thù nữa, chúng ta chấp nhận lấy cái quan điểm phá hoại của chúng thành của chính mình. Những suy nghĩ phê phán hay "tiếng nói nội tâm" thường là có hại và không dễ nghe, nhưng càng nghe lại càng trở nên quen thuộc. Khi một người nào đó đánh giá chúng ta khác với tiếng nói đó, tỏ ra yêu thương và trân trọng ta, chúng ta thực sự có thể bắt đầu cảm thấy không thoải mái và trở nên phòng thủ, vì nó đánh động đến đặc điểm nhận dạng lâu nay của ta.


Photo by Christopher Burns on Unsplash

4. Đi cùng với niềm vui là nỗi đau thực sự

Bất cứ khi nào chúng ta trải nghiệm đầy đủ niềm vui thực sự hay cảm nhận cuộc sống đáng quý trong cảm xúc của mình, chúng ta lại có cảm giác sẽ có tiếp theo một nỗi buồn to lớn. Nhiều người chúng ta né tránh những điều khiến chúng ta hạnh phúc nhất, bởi chúng cũng khiến chúng ta cảm thấy đau đớn. Điều ngược lại cũng đúng. Chúng ta không thể nào từ chối nỗi buồn mà không từ chối luôn niềm vui đi song hành. Khi yêu, chúng ta có thể do dự không dám yêu “trọn cả con tim”, vì lo nó sẽ khuấy lên những nỗi buồn trong ta.

5. Tình yêu thì không cân bằng

Nhiều người tôi đã trò chuyện bày tỏ sự do dự khi đồng hành cùng một người bởi vì người đó “thích họ quá nhiều”. Họ lo lắng rằng nếu đồng hành cùng người này, cảm xúc của bản thân họ sẽ không trân trọng, còn người kia bắt đầu cảm thấy tổn thương và bị từ chối. Sự thật là tình yêu thường mất cân bằng, với một người họ còn thay đổi cảm xúc của mình lúc thăng lúc trầm qua từng khoảnh khắc. Tình cảm của chúng ta đối với một ai đó thì luôn luôn ở trạng thái thay đổi. Trong vài giây, chúng ta có thể cảm thấy tức giận, cáu kỉnh hoặc thậm chí ghét một người mà chúng ta yêu. Càng lo lắng về việc chúng ta cảm thấy ra sao sẽ khiến chúng ta không thấy được cảm xúc của mình sẽ trôi về đâu một cách bình thường. Tốt nhất là nên cho cảm xúc được tự do bày tỏ theo thời gian. Nỗi lo lắng hay cảm thấy tội lỗi về việc chúng ta có cảm thấy hay không khiến chúng ta khó nhận ra rằng ai đó đang bày tỏ sự quan tâm và ngăn chúng ta hình thành một mối quan hệ thật sự có thể khiến chúng ta hạnh phúc.

6. Những mối quan hệ có thể làm hỏng sự kết nối trong gia đình

Mối quan hệ có thể được xem là biểu tượng tối thượng cho sự trưởng thành. Chúng đại diện cho việc chúng ta bắt đầu cuộc sống như những cá nhân độc lập, tự chủ. Bước tiến này cũng có thể có nghĩa là chúng ta trở nên độc lập với gia đình mình. Giống như phá vỡ một bản sắc cũ, sự tách biệt này không ở trạng thái vật lý. Nó không có nghĩa là từ bỏ gia đình, mà là buông bỏ ở mức độ tình cảm - không còn cảm giác của một đứa trẻ và trở nên chia cắt với những tiếng nói tiêu cực có trong những mối quan hệ ban đầu đã định dạng nhân cách chúng ta.


Photo by Scott Broome on Unsplash

7. Tình yêu khuấy lên những nỗi sợ hiện sinh

Chúng ta càng có được nhiều, chúng ta càng mất đi nhiều. Một người càng có ý nghĩa với chúng ta, chúng ta càng sợ mất đi người đó. Khi yêu, chúng ta không chỉ đối mặt với nỗi sợ mất bạn đời mà còn nhận thức rõ hơn sự sống chết của mình. Cuộc sống của chúng ta bây giờ nắm giữ nhiều giá trị và ý nghĩa hơn, vì vậy suy nghĩ về việc mất nó trở nên đáng sợ hơn. Trong nỗ lực che đậy nỗi sợ hãi này, chúng ta có thể tập trung vào những mối quan tâm hời hợt hơn, chọn cãi nhau với đối tác hoặc trong trường hợp cực đoan, từ bỏ hoàn toàn mối quan hệ. Chúng ta hiếm khi nhận thức đầy đủ về cách chúng ta bảo vệ chống lại những nỗi sợ hiện sinh này. Chúng ta thậm chí có thể cố gắng hợp lý hóa cho mình một triệu lý do mà chúng ta không nên có trong mối quan hệ. Tuy nhiên, những lý do chúng ta đưa ra có thể có những giải pháp khả thi, và điều mà thực sự thúc đẩy chúng ta là những nỗi sợ mất mát sâu sắc hơn.


Hầu hết các mối quan hệ mang đến những cơn sóng gió thách thức dữ dội. Làm quen với nỗi sợ hãi sự thân mật và với cách thức chúng tác động lên hành vi của chúng ta là một bước quan trọng để có một mối quan hệ lâu dài, trọn vẹn. Những nỗi sợ hãi này có thể đội lốt những lời biện minh khác nhau về lý do vì sao mọi thứ không đi đúng hướng - nhưng chúng ta có thể ngạc nhiên khi biết được tất cả những cách mà chúng ta tự phá hoại bản thân khi chúng ta gần gũi với người khác. Bằng cách tìm hiểu chính mình, chúng ta cho mình cơ hội tốt nhất để tìm kiếm và duy trì tình yêu lâu dài.


 

Người dịch: Hải Yến ; Người biên tập: Anh Đào Lê

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

101 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page