We are, it seems, always listening to our children. We’re listening to the story they’re telling—maybe a dully endless one about a My Little Pony toy she’d named Gongabonga who was “the prettiest pony of all, Mama!” And we’re also listening to the story they’re not telling us about what’s bothering them at school—the one we can hear in the slump of their small shoulders or in the way they’re twisting a napkin around in their worried hands. As parents, we are called on constantly, and in a million different ways, to show up and tune in. It starts when they’re little, and it never ends. And it matters a lot.
Chúng ta có vẻ là những người luôn lắng nghe con trẻ. Chúng ta lắng nghe câu chuyện mà trẻ nói - đó có thể là một câu chuyện vô tận về món đồ chơi My Little Pony mà trẻ đặt tên là Gongabonga, “con ngựa đẹp nhất trong trên đờiđó mẹ!”, và cả những câu chuyện mà trẻ không nói, như những gì đang làm phiền chúng ở trường - câu chuyện mà ta chỉ có thể nhìn thấy qua đôi vai nhỏ nhắn của trẻ hay qua cách trẻ vò chiếc khăn ăn trong lo lắng. Là cha mẹ, chúng ta được kêu gọi liên tục theo một triệu cách khác nhau, để xuất hiện và hòa nhập. Điều đó bắt đầu khi các con còn nhỏ và sẽ không bao giờ kết thúc. Và điều đó rất quan trọng.
“Good listening is how we convey our empathy,” says Michael Nichols, Ph.D., author of The Lost Art of Listening. “It lets children know that their thoughts and feelings matter, and that they are understandable and acceptable as people.” But real listening takes hard work, so think of it as an investment: You’ll be strengthening your kids’ self-esteem, and when your children trust you to pay attention, they’ll be more likely to confide in you when it matters most.
"Lắng nghe là cách chúng ta truyền tải sự đồng cảm của mình," Ph.D Micheal Nichols - tác giả của cuốn The Lost Art of Listening chia sẻ. "Điều đó giúp trẻ biết rằng những vấn đề trong suy nghĩ và cảm xúc của chúng là quan trọng, và chúng có thể được hiểu, được chấp nhận như mọi người. "Nhưng lắng nghe thực sự là một công việc khó khăn, do đó hãy coi đó như một khoản đầu tư: Bạn sẽ củng cố lòng tự tôn của con và khi con tin rằng bạn thực sự chú ý đến chúng, chúng sẽ tâm sự, chia sẻ với bạn nhiều hơn khi gặp vấn đề lớn.
Plus, while you’re trying to hear them clearly, read between the lines and respond thoughtfully. You’ll also be showing your kids how to become good listeners themselves—which is one of the most important skills they’ll ever learn. In fact, experts say that this connected experience of being listened to and then listening in return might just be the key to your children’s successful careers, thriving relationships, and happy lives. Consider these strategies that will benefit your whole family for years to come.
Ngoài ra, trong khi bạn đang cố gắng nghe rõ trẻ, hãy đọc giữa các dòng và trả lời một cách cẩn thận. Bạn cũng cần chỉ cho trẻ biết cách để tự trở thành người lắng nghe tốt - một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà trẻ sẽ học được. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng các trải nghiệm kết nối giữa việc được lắng nghe và sau đó lắng nghe trở lại có thể sẽ là chìa khóa giúp trẻ có được sự nghiệp thành công, các mối quan hệ bền vững và có được cuộc sống hạnh phúc. Hãy xem xét những chiến lược này vì nó sẽ mang đến lợi ích cho cả gia đình bạn trong nhiều năm tới.
Get ready to listen.
Sẵn Sàng Lắng Nghe
If your child is telling you something, stop what you’re doing if you can. I like to narrate this preparation: “Hang on. Let me close my laptop so that I can really pay attention to what you’re telling me.” Psychotherapist Tina Payne Bryson, Ph.D., coauthor of The Whole-Brain Child, also recommends sitting down. “When you sit, a kid may visibly relax. It communicates, ‘I have time for you. You’re important to me.’” This not only makes your child feel profoundly heard, but it also models good listening habits: concentrating, putting devices away, and valuing relationships above all else.
Khi trẻ đang nói với bạn điều gì đó, hãy dừng việc bạn đang làm nếu có thể. Đây là cách mà tôi chuẩn bị: "Đợi một chút. Hãy để mẹ đóng laptop lại và sau đó mẹ có thể thực sự chú tâm đến những gì con nói". Tiến sĩ Tâm lý học Tina Payne Bryson - đồng tác giả của cuốn sách The Whole-Brain Child, cũng khuyên bạn nên ngồi xuống. “Khi bạn ngồi, đứa trẻ sẽ cảm thấy thư giãn rõ rệt. Việc bạn ngồi truyền đạt thông điệp rằng:'Mẹ có thời gian cho con. Con quan trọng với mẹ'". Điều này không chỉ khiến con bạn cảm thấy được lắng nghe một cách sâu sắc mà còn tạo nên thói quen lắng nghe tốt: tập trung, đặt các thiết bị ra xa và coi trọng mối quan hệ hơn tất cả.
Quiet your mind.
An Tĩnh Tâm Trí
Think of this as the mental version of closing your laptop. Remind yourself to pay attention. If it sounds like a kind of meditative Zen practice, it is—and it takes practice. I even have a mantra I use to refocus when I’m daydreaming about nachos or running through my work to-do list: I look into the little face I love, and I think, “Tether yourself to this moment.” Says Dr. Bryson, “You can make mistakes, but what your kids need is authentic, flawed, present you.”
However, when you lose focus, you can always say, “I’m sorry. Can you please tell me that last part again? I was distracted for a second.” Parents advisor Lisa Damour, Ph.D., author of Under Pressure, says, “Think of listening as a muscle you build up. And sometimes the workout’s not that fun.” When your child is telling you a story, you don’t need to mentally plan your response or lurch into problem-solving mode. Dr. Damour suggests checking in with yourself: “Am I just listening, or am I waiting to talk?”
Hãy coi đây như là phiên bản tinh thần của việc gập máy tính xách tay của bạn. Hãy tự nhắc nhở bản thân cần phải chú ý. Nếu nó giống như một kiểu thực hành thiền định, chính là như vậy - và điều này cần được thực hành. Tôi thậm chí còn có một câu thần chú mà tôi thường hay sử dụng để lấy lại sự tập trung khi mơ mộng về món bánh nachos hoặc lướt qua danh sách công việc cần phải làm của mình: Tôi nhìn vào khuôn mặt nhỏ bé mà tôi yêu thích và nghĩ, “Hãy tự rèn luyện bản thân cho đến thời điểm này”. Tiến sĩ Bryson nói: "Bạn có thể mắc sai lầm, nhưng những gì con bạn cần là sự chân thực, dù không hoàn mỹ, nhưng hãy thực sự hiện diện."
Tuy nhiên, khi bạn mất tập trung, bạn luôn có thể nói, “Mẹ xin lỗi. Con có thể vui lòng cho mẹ biết lại phần cuối cùng được không? Mẹ đã bị phân tâm trong một giây”. Cố vấn phụ huynh Lisa Damour, Tiến sĩ, tác giả của cuốn sách Under Pressure, nói, “Hãy coi việc lắng nghe như một cơ bắp mà bạn đang muốn làm cho mạnh lên. Và đôi khi việc tập thể lực không thú vị như thế”. Khi trẻ đang kể chuyện cho bạn, bạn không cần phải lên kế hoạch tinh thần cho phản ứng của mình hoặc chuyển sang chế độ giải quyết vấn đề. Tiến sĩ Damour khuyên bạn nên kiểm tra lại bản thân: "Tôi chỉ đang lắng nghe, hay tôi đang mong đợi tới lượt mình nói?"
Ask good questions.
Hỏi Những Câu Hỏi Phù Hợp
That said, the essence of effective listening isn’t necessarily silence. When you ask questions, you ascertain what kind of feedback your child is hoping for. Dr. Damour says the fundamental question to ask when a child is feeling upset is, “Do you want my help, or do you just want to vent?” (For a young child, you can say, “Do you want my help, or do you just want to let your feelings out?”) You also want to make sure you understand what they’re saying (“The coach said that just to you or to everyone?”) and to clarify whatever assumptions might underlie their story (“Is soccer going differently than you thought it might?”).
Điều đó nói lên rằng, bản chất của việc lắng nghe hiệu quả không nhất thiết phải là sự im lặng. Khi bạn đặt câu hỏi, bạn chắc chắn rằng con bạn đang hy vọng loại phản hồi nào. Tiến sĩ Damour cho biết câu hỏi cơ bản cần hỏi khi một đứa trẻ cảm thấy khó chịu là, "Con có muốn mẹ giúp không, hay con chỉ muốn trút giận?" (Đối với trẻ nhỏ hơn, bạn có thể nói: “Con có muốn mẹ giúp không hay con chỉ muốn bộc lộ cảm xúc của mình?”). Bạn cũng cần chắc chắn rằng mình hiểu chúng đang nói gì (“Huấn luyện viên nói vậy với con thôi hay với tất cả mọi người?”) và làm rõ bất kỳ giả định nào có thể làm nền tảng cho câu chuyện của trẻ (“Liệu chuyện đá bóng có diễn ra khác với bạn tưởng không? ”).
Just try your best to ask questions that don’t contain a hidden agenda. Kate Murphy, author of You’re Not Listening: What You’re Missing and Why It Matters, says, “Good listeners ask good questions. But they have to be questions that aren’t camouflaged attempts to advise, convince, or correct the other person. 'Don’t you want to impress the coach?' or 'Wouldn’t it be better if you were the kind of kid who tried new foods?' are not open and honest questions.”
Chỉ cần bạn cố hết sức để đặt những câu hỏi mà không hàm chứa những ẩn ý là được. Kate Murphy, tác giả của cuốn sách You’re Not Listening: What You’re Missing and Why It Matters, nói: “Những người lắng nghe giỏi là những người đặt ra được những câu hỏi hay. Nhưng những câu hỏi đó phải là những câu hỏi không hàm chứa những nỗ lực ngụy trang để tư vấn, thuyết phục hoặc sửa chữa người khác. Những câu hỏi đại loại như 'Con không muốn gây ấn tượng với huấn luyện viên sao?' hoặc 'Không phải sẽ tốt hơn sao nếu con là đứa trẻ thích thử các món ăn mới?' sẽ không phải là những câu hỏi cởi mở và trung thực”.
Say back what you’re hearing.
Nhắc Lại Những Gì Bạn Đã Nghe
This is also known as active or reflective listening. It can take the form of brief, responsive interjections—“What fun!” “Ugh!”—or a longer summary: “She didn’t sit near you even though she asked you to save her a seat. That must have really hurt your feelings.” To check that you heard what you thought you heard, Dr. Damour says it’s helpful to use a slightly tentative tone: “Here’s what I think I heard you say. Did I get it?”
Đây còn được gọi là lắng nghe tích cực hay lắng nghe có phản hồi. Nó có thể ở dạng xen kẽ ngắn gọn, đáp ứng kiểu như “Thật vui!” “Rất tiếc!” - hoặc là một tóm tắt dài hơn kiểu như “Bạn ấy đã không ngồi gần con mặc dù bạn ấy đã nhờ con để dành chỗ cho bạn à? Điều đó hẳn đã thực sự làm tổn thương tình cảm của con phải không?”. Để kiểm tra xem bạn có nghe thấy những gì bạn nghĩ rằng bạn đã nghe hay không, tiến sĩ Damour nói rằng sẽ hữu ích nếu bạn sử dụng giọng điệu hơi ngập ngừng: “Đây là những gì mẹ nghĩ mẹ đã nghe con nói. Mẹ đã hiểu đúng chưa? ”
For young kids, reflective listening is often as simple as identifying their emotion: ”You’re really mad!” or “You’re so sad!” Dr. Bryson explains, “When we accurately and emphatically name what someone is feeling, it regulates their whole nervous system. Their heart beats more slowly.”
Đối với trẻ nhỏ hơn, lắng nghe có phản hồi thường là cách đơn giản để nhận biết cảm xúc của chúng: "Con đã thực sự phát điên!" hoặc "Con rất buồn". Tiến sĩ Bryson giải thích: "Khi chúng ta gọi tên chính xác và rõ ràng những gì mà ai đó đang cảm nhận, điều đó sẽ điều chỉnh toàn bộ hệ thống thần kinh của họ. Tim họ đập chậm hơn ”.
Tune in all the way.
Điều Chỉnh Tất Cả Các Cách
This means listening with your ears, but also with your eyes, your brain, and your heart. “Listening requires presence,” Dr. Bryson says. “You have to be checked in and tuned in, not just to the verbal stuff but to the nonverbal stuff as well. When we’re on our devices, we might only hear the words.” If your child is telling you something and you notice that the words don’t match the feeling you’re getting, go ahead and ask about that—or offer your quiet support. To the terrified-looking child who says, “That was funny when that dog barked at me, right?” you can say, “Funny, and maybe kind of scary. Come sit in my lap. Let’s read a book.”
Điều này có nghĩa là hãy lắng nghe bằng đôi tai, nhưng cũng nên lắng nghe bằng cả đôi mắt, trí óc và cả trái tim của bạn nữa. "Lắng nghe yêu cầu sự hiện diện,", Tiến sĩ Bryson nói. "Bạn phải tự kiểm tra và điều chỉnh, không chỉ ở phương diện ngôn ngữ mà cả ở phương diện phi ngôn ngữ nữa. Khi sử dụng những khả năng của mình, bạn có thể không chỉ nghe những lời nói." Nếu con bạn đang nói với bạn điều chỉ đó và bạn nhận thấy rằng các từ ngữ không khớp với cảm giác mà bạn cảm nhận được, hãy tiếp tục và hỏi về điều đó - hoặc yêu cầu sự yên lặng của bạn hỗ trợ thêm. Đối với đứa trẻ trông có vẻ đang sợ hãi và nói "Thật buồn cười khi con chó đó cứ sủa con, phải không?", bạn có thể nói, "Buồn cười, và có thể hơi đáng sợ nữa. Hãy tới đây và ngồi trong lòng mẹ. Mình hãy cùng nhau đọc một cuốn sách nhé!".
However, sometimes it’s when we’re not looking that our children reveal themselves most profoundly. Many of the most important conversations I’ve had with my kids have occurred while we were driving, shucking corn side by side, or simply walking. Before bed, we often take “night walks” through our neighborhood. It’s amazing what kids will talk about in the dark, with the moon illuminating their curious or worried faces. And it’s amazing how well we can listen then too.
Tuy nhiên, đôi khi chúng ta không nhận ra rằng con cái chúng ta đang bộc lộ bản thân một cách sâu sắc nhất. Nhiều cuộc trò chuyện quan trọng nhất mà tôi đã có với các con của mình đã xảy ra khi chúng tôi đang lái xe, hái bắp cạnh nhau hoặc đơn giản là trong khi đi bộ. Trước khi đi ngủ, chúng tôi thường sẽ "đi dạo đêm” qua khu phố của mình. Thật tuyệt vời về những gì trẻ em sẽ nói trong bóng tối, khi mặt trăng chiếu sáng những khuôn mặt tò mò hay lo lắng của chúng. Và sẽ thật tuyệt vời khi chúng ta cũng có thể lắng nghe.
----------------------
Thông Tin Về Bài Đăng:
By Catherine Newman -Viết bởi Catherine Newman
Nguồn bài dịch từ trang gốc (Bài gốc tiếng Anh): https://www.parents.com/parenting/better-parenting/advice/easy-ways-to-be-a-better-listener-to-your-child/
Đội ngũ sản xuất: Người dịch: Đinh Thị Thu Hiền ; Người biên tập: Phạm Đại Bàng
Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tại www.compassion.vn/crowdsourcing Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.
コメント